1. Danh từ
* Danh từ là gì?
– Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm…
* Nhiệm vụ
– Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ này, ấy, đó,… ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm danh từ.
– Chức vụ điển hình trong câu của danh từ là chủ ngữ. Khi làm vị ngữ, danh từ cần có từ “là” đứng trước.
* Phân loại
Trong đó:
– Danh từ chỉ sự vật nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm…
+ Danh từ chung là tên gọi của một loại sự vật.
++ Danh từ cụ thể là các danh từ chỉ sự vật mà ta có thể cảm nhận trực tiếp được bằng giác quan.
++ Danh từ trừu tượng là các danh từ chỉ vật mà ta không cảm nhận trực tiếp được bằng giác quan. Nó tồn tại trong nhận thức và ý thức của con người.
+ Danh từ riêng là tên riêng của một sự vật (tên người, tên địa phương, tên địa danh,…)
– Danh từ chỉ đơn vị nêu tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật.
* Lưu ý
– Khi viết danh từ riêng, ta phải viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó.
– Tên riêng của các cơ quan, tổ chức,… thường là một cụm từ thì chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành cụm từ này đều phải viết hoa.
2. Cụm danh từ
* Cụm danh từ là gì?
– Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
– Cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình danh từ, nhưng hoạt động trong câu giống như một danh từ.
* Cấu tạo:
Phụ trước => Danh từ trung tâm => Phụ sau
* Nhiệm vụ
– Các phụ ngữ đứng trước có nhiệm vụ bổ sung các ý nghĩa về số và lượng của danh từ trung tâm.
– Các phụ ngữ đứng sau có nhiệm vụ nêu lên đặc điểm của sự vật mà danh từ biểu thị hoặc xác định vị trí của sự vật ấy trong không gian hay thời gian.
Làm chủ kiến thức Ngữ văn 9 – Luyện thi vào 10 (Phần II)
Tác giả: Phạm Trung Tình