I. Tìm hiểu chung

1. Tóm tắt

Một ông vua sai viên quan đi tìm người hiền tài. Viên quan ấy đến đâu cũng ra những câu đố hóc búa để thử tài.

Một hôm, thấy hai cha con làm ruộng, quan hỏi một câu hỏi khó “trâu của lão cày một ngày được mấy đường?”. Cậu con trai nhanh trí hỏi vặn lại khiến viên quan thua cuộc. Nhận ra người tài, viên quan về báo vua. Vua tiếp tục thử tài, bắt dân làng đó nuôi để trâu đực đẻ ra trâu con. Cậu bé nghĩ ra cách và cứu được dân làng. Lần thử tài sau, cậu bé vượt qua thử thách khiến vua nể phục.

Vua láng giềng có ý xâm lược, muốn dò xét nhân tài nước ta, sai sứ giả mang sang chiếc vỏ ốc vặn thật dài và đố xâu sợi chỉ qua. Cả triều không ai tìm ra cách, vua tìm cậu bé. Cậu bé thông minh chỉ ra cách giải, giúp đất nước tránh được một cuộc chiến. Vua phong cậu làm trạng nguyên.

2. Bố cục: 3 phần

– Phần 1: Đoạn 1 – Tìm người hiền tài giúp nước

– Phần 2: TT à sứ giả nước láng giềng: em bé giải câu đố

– Phần 3: Đoạn còn lại – em bé trở thành trạng nguyên

3. Kiểu nhân vật: thông minh

4. Thể loại:

Truyện cổ tích sinh hoạt (không có yếu tố kì ảo

II. Đọc – hiểu chi tiết

1. Vua tìm người hiền tài giúp nước

– Tìm người tài bằng câu đó oái oăm à hình thử tài quen thuộc trong truyện dân gian (tìm người tài, kén rể)

=> Vua: trọng người tài

2. Em bé thông minh và những lần giải đố

– Trí thông minh của em bé được thể hiện qua 4 lần thử thách

* Lần giải đố thứ nhất:

– Em bé hiện lên rất giản dị, chăm chỉ, là một em bé nông dân

– Câu trả lời của em bé là cách dùng câu đố khác để hỏi lại

=> Gậy ông đập lưng ông; bản lĩnh nhanh nhạy, cứng cỏi.

* Lần giải đố thứ hai:

– Nếu câu đố 1 còn có lời giải thì câu đố hai lại là một điều phi lí à không thể giải theo cách thông thường

– Em bé đã giải đố bằng cách khéo léo tạo tình huống, đưa vua vào bẫy

=> Em bé thông minh, chững chạc, đĩnh đạc, lễ phép và đúng mực

* Lần giải đố thứ ba:

– Câu đố hay, bất ngờ và lí thú ở chỗ đưa ra vào lúc hai cha con đang ăn cơm, phải trả lời ngay.

– Em bé đưa ra câu trả lời, cũng là một lời thách đố với nhà vua

=> Em bé thông minh hơn người, có lòng can đảm.

* Lần giải đố thứ tư:

– Lần giải đố này gắn với vận mệnh dân tộc, không thể đưa ra câu đố hay tình huống tương tự mà phải có lời giải cụ thể.

– Em bé hát một câu, giải được ngay câu đố à Vận dụng trí tuệ dân gian; Câu đố với em cũng chỉ là một trò chơi

=> Ca ngợi trí tuệ dân gian; Tâm hồn trẻ thơ

* Bảng thống kế về những lần giải đố của em bé thông minh

STT Người ra câu đố Đối tượng nhận câu đố Nội dung câu đố Cái khó của câu đố Cách giải đố Hình ảnh em bé
1 Quan Cha em bé Trâu một ngày cày được mấy đường. Điều không ai để ý, khó đong đếm Đưa ra một câu đố tương tự: Ngựa của ông đi một ngày được mấy bước. – Em bé nông dân giản dị, chăm chỉ.

– Nhanh trí, chững chạc, lễ phép.

2 Vua Dân làng Ba con trâu đực đẻ thành chín con. Phi lí, trái với tự nhiên; phải có kết quả cụ thể. Tạo tình huống tương tự để vua tự đưa ra đáp án: cha đẻ em bé. – Dũng cảm, mạnh mẽ, kiên quyết: thịt trâu cho cả làng ăn.

– Khéo léo, chững chạc lễ phép; vừa ngây thơ, hồn nhiên lại vừa tinh nghịch, lém lỉnh.

3 Vua Em bé Một con chim sẻ dọn thành ba cỗ thức ăn. Phi lí, mâu thuẫn. Đưa ra một câu đố tương tự: rèn kim thành một con dao. – Thông minh, nhanh trí, bình tĩnh.

* Lần giải đố này như một khúc nhạc đệm, nhấn mạnh trí thông minh của em bé trong mọi tình huống.

4 Sứ thần Cả đất nước Xâu sợi chỉ mảnh qua vỏ ốc. Gắn với vận mệnh dân tộc, phải có hành động, kết quả cụ thể. Dùng trí tuệ dân gian. – Em bé hồn nhiên, tinh nghịch: Vừa đùa nghịch vừa hát à Câu đố tưởng như khó khăn cũng chỉ như một trò chơi.

* Nhận xét: Độ khó của các thử thách tăng dần, vị trí của người ra câu đố, trách nhiệm giải đố cũng cao dần.

* Ý nghĩa:

– Ca ngợi trí tuệ dân gian:

+ Những sự vật gần gũi với dân gian

+ Giải đố bằng lời hát dân gian

– Đề cao kinh nghiệm đời sống

– Mong ước có người hiền tài, giúp được dân, được nước.

3. Em bé trở thành trạng nguyên

– Nhân dân ta yêu mến và coi trọng người tài

– Kết thúc có hậu dành cho người tài giỏi

III. Tổng kết

1. Nội dung

Truyện cổ tích Em bé thông minh đề cao sự thông minh, trí khôn dân gian từ đó tạo tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hàng ngày.

2. Nghệ thuật

– Hình thức câu đố, kết cấu lặp lại

– Tạo tình huống bất ngờ, hấp dẫn

IV. LUYỆN TẬP

Bài 1:

a. Truyện “Em bé thông minh” thuộc loại truyện nào?

b. Em bé trong truyện thuộc kiểu nhân vật nào?

c. Sự thông minh của em bé được thể hiện qua hình thức thử thách nào?

d. Nêu ngắn gọn ý nghĩa của câu chuyện?

Bài 2:

a. Trong truyện “Em bé thông minh”, em bé đã phải 4 lần giải những câu đố oái oăm. Trong mỗi lần, em bé đã dùng cách gì để giải đố?

b. Theo em, cách giải đố của em bé thông minh có gì độc đáo?

c. Em thú vị nhất với lần vượt thử thách nào của nhân vật? Vì sao?

Bài 3: Truyện cổ tích “Em bé thông minh” khác gì so với những truyện cổ tích mà em đã được đọc?

Bài 4: Viết một đoạn văn từ 5 – 7 câu nêu cảm nhận của em về nhân vật em bé thông minh.