Tướng về hưu là tác phẩm gây dược tiếng vang lớn cho Nguyễn Huy Thiệp. Các tuyển tập truyện của Nguyễn Huy Thiếp đều chọn tướng về hưu. Đó là một truyện không thể bỏ qua, nếu muốn hiểu Nguyễn Huy Thiếp, cho dù ông còn nhiều truyện khác nooiir tiếng nữa. Tuy vậy theo tôi, tôi chưa thấy có công trình đi sâu phân tích nghệ thuật tự sự của tác phẩm. Vì vậy xin nêu một số nhận xét của tôi về nghệ thuật tự sự của Tướng về hưu.

Phân tích tự sự học là phân tích hình thức, hình thức mang nội dung. Nhiều người trong chúng ta vẫn quen phân tích nội dung, coi nội dung là một cái gì đó có sẵn, mà người đọc tự cảm thấy và “rút ra ý nghĩa” một cách tiên nghiệm. Cách đó có thể đúng mà cũng có thể không sát, tùy sự may rủi. Phụ thuộc vào kinh nghiệm cá nhân của người đọc. Phân tích tự sự học giúp ta tìm hiểu cơ chế biểu nghĩa của văn bản.

Truyện kể Tướng về hưu kể theo ngôi thứ nhất, người kể chuyện xưng “tôi”. Theo mô hình tự sự của G. Genette, có ba mô hình tự sự: tự sự tiêu cự bằng không (toàn tri), tự sự bên trong (người kể xưng tôi), tự sự bên ngoài. Nếu theo cách phân biệt của Tz. Todorov thì có ba mô hình: người kể lớn hơn nhân vật (toàn tri), người kể bằng nhân vật (người kể xưng tôi), người kể nhỏ hơn nhân vật (cái nhìn bên ngoài. Theo các cách phân loại đó, mô hình tự sự của Ngyễn Huy Thiếp trong Tướng về hưu hoàn toàn khác. Người kể chuyện trong Tướng về hưu tuy xưng tôi, nhưng không có cái nhìn bên trong như Genette nói, không đồng nghĩa với tâm lí, tri thức của nhân vật như Todorov nói. Đây là người kể chyện xưng tôi, nhưng kể chuyện theo cái nhìn bên ngoài. Người kể xưng tôi chỉ kể những gì anh ta thấy, nghe, chư không suy nghĩ, suy đoán. Đó là lí do vì sao lời văn câu chuyện ngắn ngủn, cộc lốc, lạnh lùng. Người kể chuyện “lớn lên không biết gì về cha mình”, nhân vật chính của truyện. Anh ta biết về cha cũng khoogn có gì thất đặc biệt hơn người khác. Người kể chuyện không biểu cảm, không bình luận, không suy đoán.

Chuyện Tướng về hưu được kể sau khi người bố, ông tướng đã chết, tức là kể từ kết cục. Người kể chuyện biết rõ mọi chuyện xảy ra ngay từ đầu, nhưng anh ta làm như không biết gì hết, không hề lợi dụng điểm nhìn thời gian ấy để hồi tưởng, nhớ lại. Trái lại, người kể đi theo dòng sự kiện, kể các sự kiện xảy ra như là mình chưa hề biết. Điều đó tạo hiệu quả khách quan lạnh lung.

Kể chuyện theo điểm nhìn bên ngoài tức là từ bỏ quan điểm riêng của mình, từ bỏ cái tôi, chỉ sự dụng mình như một điểm quan sát bề ngoài để kể các biến cố, né tránh hoàn toàn sự can dự của người kể vào câu chuyện. Mục đích là để cho các sự kiện tự nó nói lên ý nghĩa của chúng. Với phương thức này Nguyễn Huy Thiệp trở về với bút pháp của chủ nghĩa hiện thực. Tướng về hưu là sự trở về ngoạn mục của Nguyễn Huy Thiệp với chủ nghĩa hiện thực.

Ngôn ngữ của truyện do vậy là ngôn ngữ của bản thân các sự kiện, sự đối lập, đối chọi của chúng mà tạo ra ý nghĩa. Nhân vật chính của truyện lad ông tướng về hưu.  Nhưng trong truyện không chỉ có một tướng. Còn một tướng đang lên ấy là cô Thủy, vợ cuat Thuần, con dâu ông tướng. Hi tướng này đối lập nhau hoàn toàn.  Ông tướng về hưu đã hoàn thành nhiệm vụ, về nghĩ hưu, không biết làm gì, không nhận ra thời cuộc đã thay đổi. Ông sống theo thói quen chư skhoong sống theo quan sát và hiểu biết. Ông tiếp tục sống theo quán tính của ông tướng thơi chiến với lí tưởng giáo điều bình quân chủ nghĩa như là lẽ sống, với các mói quan tâm giúp đỡ đồng đội, quan tâm người nghèo, người lao động, chăm lo tình cảm. Khi không còn việc gì để làm ông thấy lạc loài, vì ông không ăn nhập gì với thực tế cả, ông tìm lại chiến trường và chết ở đó trong cái không gian quen thuộc của ông. Ông không có chỗ đứng trong cuộc sống bình thường sau chiến tranh đầy ngổn ngang, phức tạp. Ông không hợp với không gian trong cái nhà mà ông đã xây dựng nên mấy năm trước khi về hưu, trong đó có phân chia nhà trên nhà dưới, không chấp nhận để bà vợ đã lẫn ở nhà dưới với người làm.

“Tướng” Thủy là tướng của thời đại mới kinh tế thị trường. Cố có đủ sự mẫn tiệp, không khéo, nhạy bén, biết lợi dụng thời cơ, nhìn ra cái cũ, lỗi thời của bố chồng. Cô biết lợi dụng khi bố con ông Cở thất cơ lỡ vận, biến họ thành người làm trong gia đình. Biết nuôi chó berger, sử dụng thai nhi. Mọi sự cô đều có giải pháp, có tính toán đúng, sát. Tuy vậy đây là lúc giao thopwif, tướng cũ đa về hưu tướng mới chưa lên ngôi, những đã lộ rõ bộ mặt. Đối với việc dung rau thai nhi nuôi chó, ông tướng không chấp nhận, nhưng tướng Thủy không hề thaais sai. Xã hội trong nhà ông Thuấn cũng rất phức tạp, ngoài hai cha con ông tướng còn có cha con ông Cơ cần cù, cân thật, còn có ổng Bổng với con trai, con dâu ông ấy, những kẻ họ hang thực dụng, hạ đẳng, vô học. Họ là những con người lac loài, không ăn nhập với nhau về bất cứ phương diện nào. Tư tưởng bình quân chủ nghiã rõ rang không thể ứng dụng vào xã hội ấy được. Nó xa lạ, lạc lõng, lạc loài. Khi ông tướng về hưu một khoảng trống trong đời sống hiện ra, chưa có tư tưởng nào chỉ đạo. Lại them không gian ở bên rìa thành phố, là nới giữa ngoại ô với trung tâm, mang tính chất giáp ranh.

Do điểm nhìn bên ngoài tác phẩm không có miêu tả nội tâm. Lời thoại của nhân vật có chức năng đặc biệt. Nó rất ngắn, đóng vai trò thong báo chủ trương, tư tưởng. Nó có tính chất sự kiện tư tưởng. Không có đối thoại, mỗi lời chỉ như hé lộ tư tưởng của nhân vật. Khi ông Thuấn về nói với con: “Việc lớn trong đời cha đã làm xong.”, người con chỉ nói: “Vâng.”. Không hề có giao lưu, đồng cảm. Khi Thủy thấy khách khứa lộn xộn nói: “Không để thế được.”, không ai nói đi nói lại. Trong đám cưới có anh bạn thằng Tuân ca bài Cái con gà quay với ông Thuấn phát biểu cảm động, ai nói nấy nghe. Nhân vật như ông Bổng thường nopis một mình. Ông Thuấn nói với ông Bổng về cái chết, ông Bổng trả lời không ăn nhập gì với tâm tư ông Thuấn. Ai nói nấy nghe. Các nhân vật trong truyền đều lac loài như nhau. Lời thoại về bản chất thể hiện trạng thái cô đơn của từng nhân vật, có thoại mà không có giao tiếp. Có thể gọi đó là đối thoại phi giao tiếp, đối thoại rời rạc.

Nghệ thuật trần thuật của Tướng về hưu thể hiện quan niệ con người và quan niệ xã hội, trạng thái vô tư tưởng trong xã hội của tác giả.

Trần Đình Sử