I. Mở bài

– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Lòng khiêm tốn của con người trong xã hội hiện nay.

Ví dụ: Muốn thành công trong cuộc sống, con người cần phải rèn luyện cho mình nhiều đức tính tốt đẹp. Một trong những đức tính cần có đó là lòng khiêm tốn. Càng khiêm tốn khiến ta càng trở nên vĩ đại. Người càng vĩ đại thì càng cần phải khiêm tốn.

II. Thân bài

1. Giải thích:

– Khiêm tốn là gì? Một nét tính cách, phẩm chất đẹp trong việc nhìn nhận và đánh giá bản thân. Bản chất của lòng khiêm tốn chỉ thực sự đúng khi con người thật sự nhận thức được điểm cần phấn đấu của bản thân chứ không phải chỉ nói ngoài miệng.

– Người có lòng khiêm tốn là người như thế nào? Người không tự mãn, kiêu căng về vị trí và khả năng của bản thân, luôn tích cực rèn luyện để hoàn thiện nâng cao năng lực và không ngừng tiến xa hơn.

2. Biểu hiện của lòng khiêm tốn:

– Nói năng, cư xử lễ độ, nhún nhường với người xung quanh.

– Biết nhận thức cái chưa đúng, chưa đủ, chưa giỏi của bản thân.

– Biết học tập và đúc kết kinh nghiệm từ những người giỏi hơn.

– Biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến của người khác để hoàn thiện mình.

– Dám thừa nhận khi năng lực của mình thực sự thua kém người khác.

Dẫn chứng: Phong cách Hồ Chí Minh – Lê Anh Trà.

3. Vai trò của lòng khiêm tốn:

– Người khiêm tốn nhận được thiện cảm và đánh giá cao từ những người xung quanh.

– Giúp cá nhân nhận ra thiếu sót để tự hoàn thiện, mài giũa năng lực và ngày càng tiến bộ.

– Là động lực thúc đẩy sự phấn đấu giúp con người thành công trong mọi công việc.

– Người khiêm tốn biết lắng nghe và sẵn sàng nhận sai nên thường nhận được sự góp ý hữu ích và giúp đỡ chân thành từ người khác.

– Lòng khiêm tốn giúp các mối quan hệ với người xung quanh trở nên hài hòa, tốt đẹp.

4. Mở rộng vấn đề nghị luận:

– Phê phán, lên án những con người có tính tự cao, tự đại, kiêu căng, ngạo mạn. Những con người này với địa vị cao thường hay lên mặt, coi thường những người xung quanh.

Dẫn chứng: Tính tự kiêu này ta có thể thấy rõ ràng qua câu tục ngữ: “Ếch ngồi đáy giếng coi trời bằng vung”; Dế mèn trong Dế mèn phiêu lưu ký – Tô Hoài;…

– Rèn luyện đức tính khiêm tốn

+ Mỗi chúng ta cần phải thực hiện tính khiêm tốn từ những công việc, hành động nhỏ nhất.

+ Học đức tính hòa nhã, không tham vọng, không cho thành công của mình là lớn lao, là vĩ đại.

+ Học cách lắng nghe người khác dù mình đã biết về vấn đề đó, điều này có lẽ sẽ giúp bạn hiểu biết thêm.

– Liên hệ bản thân.

III. Kết bài

– Khiêm tốn, khiêm nhường là đức tính tốt, rất cần thiết cho con người.

– Cần phải trau dồi, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức này bằng tất cả việc làm, trước hết là ở chính bản thân mình.