Nội dung bài viết
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
– Phạm Duy Tốn (1883 – 1924), quê: Thường Tín, Hà Tây.
– Là một trong những nhà văn đầu tiên đạt thành tựu về thể loại truyện ngắn hiện đại
* Truyện ngắn hiện đại: thể loại văn xuôi, viết bằng chữ quốc ngữ, sáng tấc từ thế kỉ thứ XX. Cốt truyện khá phong phú, sử dụng nghệ thuật đa dạng. Nội dung chủ yếu:phản ảnh hiện thực, qua đó thể hiện tư tưởng, quan điểm của nhà văn.
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ, bối cảnh
– Truyện ngắn được đăng trên tạp chí Nam Phong, số tháng 12/1918
– Truyện lấy bối cảnh vùng nông thôn Việt Nam đầu thế kỉ XX: đêm khuya, một khúc sông Nhị Hà sắp vỡ.
b. Bố cục
– Văn bản có thể chia thành ba phần:
+ Từ đầu đến “Khúc đê này hỏng mất”: Nguy cơ đê vỡ và sự chống cự tuyệt vọng của dân phu.
+ Tiếp theo đến “Điếu, mày!”: Cảnh quan phủ cùng nha lại hộ đê ở trong đình.
+ Còn lại: Cảnh đê vỡ, nhân dân lâm vào tình trạng thảm sầu.
c. Ý nghĩa nhan đề
– Nhan đề ngắn gọn, đặc sắc bắt nguồn từ câu tục ngữ: “Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”.
– Nhan đề tạo sự hấp dẫn, nêu bật tính cách nhân vật chính và chủ đề tác phẩm: Lên án bọn quan lại vô trách nhiệm, táng tận lương tâm đồng thời thể hiện thái độ xót thương của tác giả với tình cảnh khốn khổ của nhân dân. và lối sống thờ ơ vô trách nhiệm của bọn quan lại phong kiến.
II. Tìm hiểu văn bản
Hai hình ảnh nổi bật được thể hiện trong văn bản là: dân phu ngoài đê và quan ở trong đình. Bằng cách sử dụng biện pháp đối lập – tương phản và tăng cấp, tác giả đã khắc họa rõ nét hai hình ảnh này. Từ đó thể hiện được toàn bộ nội dung, tư tưởng của tác phẩm.
1. Sự tương phản giữa sức người, sức nước và hình ảnh dân phu
– Thời điểm: Gần một giờ đêm. Địa điểm: tại một khúc đê sắp vỡ, trời mưa tầm tã à Làm tăng thêm khó khăn, vất vả; nhấn mạnh sự nguy cấp.
– Hình ảnh người dân phu: đông đúc, khẩn trương, thảm hại nhưng vẫn không ngừng nỗ lực, cố gắng ><sức nước:mưa tầm tã trút xuống, nước dưới sông cuồn cuộn bốc lên. à Cuộc chiến khốc liệt giữa con người và tự nhiên. Những con người chăm chỉ, lam lũ mà cũng đầy kiên cường, bền bỉ nhưng vẫn phải bất lực, phải chịu kém thế trước thiên nhiên.
– Tác giả sử dụng hàng loạt các câu cảm thán: Sự lo lắng, xót xa của tác giả cũng chính là nỗi lòng của những người dân.
2. Sự tương phản giữa cảnh trong đình – ngoài đê và hình ảnh quan phủ
– Cách giới thiệu: thế – thưa rằng à câu chuyện vừa được dẫn dắt một cách tự nhiên, vừa mang tính chất trào phúng, thể hiện thái độ của tác giả.
– Cảnh trong đình được miêu tả khá tỉ mỉ, bằng nhiều chi tiết mà hình ảnh trung tâm là viên quan phụ mẫu:
+ Địa điểm: đình cao, rất vững chãi, đê vỡ cũng không việc gì — khác biệt hoàn toàn với địa điểm lầy lội của những người dân phu.
+ Quang cảnh: tĩnh mịch, trang nghiêm, nhàn nhã, đường bệ, nguy nga ><đối lập hoàn toàn với quang cảnh hộ đe.
+ Quan phụ mẫu có dáng ngồi oại vệ, đường bệ; cử chỉ, cách nói năng hách dịch, độc đoán của quan với đám nha lại và tay sai.
+ Cảnh đánh tổ tôm lúc mau, lúc khoan, ung dung, êm ái, khi cười, khi nói, vui vẻ, dịu dàng.
=> Viên quan phụ mẫu ham mê tổ tôm, không quan tâm gì đến nhiệm vụ hộ đê của mình.
– Thái độ trước việc đê vỡ:
+ Bọn nha lại, thầy đề: lo sợ nhưng không dám làm trái lệnh quan à vẫn còn có lương tâm, trách nhiệm nhưng lại hèn nhát, không dám làm trái ý quan.
+ Quan phủ: chỉ quan tâm đến ván bài; đổ trách nhiệm cho cấp dưới, cho dân
=> Đúng là sống chết mặc bay, sự sống chết của nhân dân không bằng một ván bài đen đỏ của quan.
=> Phép đối lập, tương phản làm cho câu chuyện càng đọc càng hấp dẫn. Tâm lí, tính cách của nhân vật càng thêm rõ nét.
III. Tổng kết
1. Nội dung
– Giá trị hiện thực: Phản ánh sự đối lập gay gắt và hoàn toàn giữa cuộc sống của nhân dân với cuộc sống của bọn quan lại tiêu biểu là tên quan phủ.
– Giá trị nhân đạo: Truyện thể hiện sự thương cảm, xót xa của tác giả trước cảnh nhân dân hộ đê và cảnh nhân dân điêu linh; sự căm thù sâu sắc bọn quan lại sâu mọt.
2. Nghệ thuật
– Kết hợp đối lập, tương phản và tăng cấp
– Sử dụng ngôn ngữ sinh động