Sống vào thời kỳ đặc biệt quan trọng thứ hai trong lịch sử cận đại Nhật Bản, sau cuộc Duy Tân của Thiên hoàng Minh Trị năm xưa.Sau chiến tranh, Thiên hoàng bắt tay vào việc tái thiết Nhật Bản trong khi đất nước bị xâm chiếm.

Ông là người đầu tiên của Hoàng gia Nhật Bản xuất ngoại đi châu Âu suốt 6 tháng, tới Anh, Pháp, Hà Lan, Italia, Bỉ và cuộc đời ông chứng kiến nhiều sự kiện vô cùng quan trọng của nước Nhật.
Khi ông mới lên ngôi, Nhật Bản vẫn còn là một quốc gia nông nghiệp, hoang sơ với rất ít các cơ sở công nghiệp. Quá trình quân sự hóa Nhật Bản trong những năm 1930, cuộc chiến tranh Trung-Nhật và Thế chiến thứ II đã đưa nước Nhật trở thành một quốc gia công nghiệp và công nghệ hiện đại vào bậc nhất thế giới. Cũng chính ông giữ vị trí trung tâm trong quá trình tham dự của Nhật Bản vào Chiến tranh thế giới thứ II, lễ ký kết văn bản đầu hàng quân Đồng Minh vô điều kiện và chứng kiến công cuộc kiến thiết Nhật Bản trở thành một nước hiện đại.
Rất nhiều người dân Nhật Bản tôn thờ Thiên hoàng như thần thánh. Nhưng trên thực tế ông hầu như không có thực quyền, khi các quan chức dân sự cũng như quân sự chịu trách nhiệm quyết định chính sách quốc gia. Ông miễn cưỡng ủng hộ việc xâm lược Mãn Châu và cuộc chiến tranh với người Trung Quốc, và khuyến khích sự hợp tác với người Anh và người Mỹ. Tuy nhiên, ông không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phê chuẩn cuộc tấn công của Nhật vào Trân Châu cảng, sự kiện sau đó đã dẫn tới cuộc chiến giữa Nhật và Mỹ vào tháng 12 năm 1941. Dẫu Hirohito không mấy nhiệt huyết với quyết định tham chiến, ông lại khá hài lòng với những chiến công mà quân đội và hải quân Nhật đạt được. Ông thường xuyên xuất hiện trong bộ quân phục để khích lệ tinh thần quân lính.
Đến mùa xuân năm 1945, viễn cảnh thua cuộc của Nhật Bản hiển hiện rõ ràng. Chính phủ Nhật Bản bị chia rẽ sâu sắc giữa một bên là các lãnh đạo quân sự, những người muốn tiếp tục chiến tranh, và một bên là các quan chức dân sự muốn đàm phán hòa bình. Hirohito có lẽ đã nghiêng về phe muốn hòa bình. Sau vụ ném bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki, Hirohito khẳng định Nhật Bản phải đầu hàng. Ngày 15 tháng 8 năm 1945, ông đã tuyên bố qua radio việc kết thúc chiến tranh. Đây cũng là lần đầu tiên người dân Nhật nghe thấy giọng nói của Thiên hoàng.
Một vài lãnh đạo của quân Đồng minh muốn kết án Hirohito là tội phạm chiến tranh. Tướng Douglas McArthur, người chỉ huy lực lượng quân Mỹ chiếm đóng tại Nhật, cảm thấy rằng nếu Hirohito tiếp tục làm hoàng đế, việc áp dụng những cải cách dân chủ tại đây sẽ dễ dàng hơn nhiều. Tuy nhiên Hirohito đã phủ nhận sự thần thánh (bất khả xâm phạm) của ngôi vị Thiên hoàng.
Ngày 3 tháng 11 năm 1946, Hiến pháp mới của Nhật được ban bố. Hiệp ước có hiệu lực vào ngày 3 tháng 5 năm 1947, đã quy định Thiên hoàng chỉ là “Biểu tượng của quốc gia, và cho sự hoà hợp của dân tộc”, chứ không có quyền lực chính trị.
Trong những năm tháng hậu chiến tranh, Hirohito đi khắp nước Nhật để quan sát tiến trình tái thiết đất nước và để giành lại sự ủng hộ của người dân đối với gia đình hoàng đế. Ông cũng là người đại diện cho Nhật Bản ở quốc tế. Ông có niềm yêu thích với sinh vật biển và đã xuất bản rất nhiều tác phẩm học thuật về lĩnh vực này.
Công cuộc tái thiết đã khiến Nhật Bản trở thành một quốc gia dân chủ với mức độ đô thị hóa cao và là một trong các quốc gia đứng đầu thế giới về công nghiệp và khoa học kỹ thuật. Sự “Thần kỳ” của nước Nhật thời bấy giờ đã khiến cho các nước khác thực sự ngạc nhiên và ngưỡng mộ.
Có thể nói cả cuộc đời ông gắn liền với sự chuyển biến và phát triển của Nhật Bản. Nế Thiên Hoàng Minh Trị là người đặt nền móng cho sự phát triển của nước Nhật thì Nhật Hoàng Hirohito ( sau nổi thành danh xưng là Chiêu Hòa) chính là người giúp cho nền móng đó đứng vững và phát triển. Khi biết được điều này không ít người đã phải đặt ra câu hỏi : ”Nếu không có Hirohito thì nước Nhật ngày nay sẽ như thế nào??”.

Hirohito qua đời vì bệnh ung thư vào ngày 7 tháng 1 năm 1989 tại Hoàng cung ở Tokyo, và truyền ngôi cho con trai là Akihito.