I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

– Nguyễn Trãi (1380 – 1442), hiệu là Ức Trai, quê ở huyện Chí Linh, Hải Dương.

– Là nhân vật lịch sử toàn đức, toàn tài hiếm có:

+ Danh thần bậc nhất trong sự nghiệp “Bình Ngô phục quốc”.

+ Tác giả văn học vĩ đại với sự nghiệp văn chương đồ sộ, phong phú, trong đó có Bình Ngô đại cáo, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập, Quân trung từ mệnh tập.

– Cuộc đời nhiều thăng trầm, chịu án oan thảm khốc vào bậc nhất trong lịch sử (tru di tam tộc). Sau này, chính vua Lê Thánh Tông đã minh oan cho ông và ca ngợi “Ức Trai tâm thượng quan khuê tảo” (Tấm lòng Ức Trai sáng vằng vặc tựa sao Khuê).

– Ông là người Việt Nam đầu tiên được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới năm 1980.

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác, vị trí đoạn trích:

– Tháng 11/1406 nhà Minh xâm lược nước ta. Đến năm 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống giặc Minh ở Lam Sơn – Thanh Hóa. Đến cuối năm 1427 thì giành thắng lợi. Nguyễn Trãi cùng Lê Lợi. Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết bài “Bình Ngô đại cáo” vào khoảng năm 1428 để ban bố cho nhân dân cả nước biết được sự nghiệp bình Ngô phục quốc của đất nước ta giành thắng lợi.

– Đoạn trích nằm phần đầu “Bình ngô đại cáo”.

– Tác phẩm được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của nước ta sau bài “Nam quốc sơn hà”.

b. Thể loại: Cáo

– Cáo là thể văn nghị luận cổ, được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ chương hay công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết.

– Yêu cầu một bài cáo: tư tưởng phải rõ ràng, lập luận phải sắc bén, kết cấu phải chặt chẽ, lời lẽ đanh thép hùng hồn.

– Bố cục một bài cáo thường có 4 phần:

+ Phần đầu: Nêu luận đề chính nghĩa.

+ Phần hai: Lập bản cáo trạng tội ác của giặc Minh.

+ Phần ba: Phản ánh quá trình khởi nghĩa từ ngày đầu đến thắng lợi.

+ Phần bốn: Tuyên bố kết thúc, khẳng định nền độc lập, đất nước mở ra kỷ nguyên mới, nêu lên bài học lịch sử.

c. Bố cục: 3 phần:

– Phần 1: 2 câu đầu: Nguyên lý nhân nghĩa.

– Phần 2: 8 câu tiếp: Chân lý chủ quyền, độc lập dân tộc Đại Việt.

– Phần 3: 6 câu còn lại: Những chứng cứ lịch sử.

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Nguyên lý nhân nghĩa

– Yên dân: làm cho nhân dân được hưởng thái bình, hạnh phúc.

– Trừ bạo: Diệt mọi thế lực tàn bạo để giữ yên cuộc sống cho dân.

– Nhân nghĩa là lo cho dân, vì dân, kà yêu nước, chống xâm lược.

– Nhân ghĩa vốn là môt học thuyết của nho gia, nói về quan hệ đối xử giữa người với người. Nhưng đến Nguyễn Trãi, nó được nâng lên, được mở rộng ra. Ông không coi nhân nghĩa là một vấn đề chung chung, mà rất rõ ràng.

2. Khẳng định chủ quyền, độc lập dân tộc

– Để khẳng định chủ quyền độc lập, tác giả đã đưa ra những yếu tố:

+ Có nền văn hiến riêng.

+ Có lãnh thổ riêng.

+ Có phong tục riêng.

+ Có chế độ, chủ quyền riêng.

– Ở Sông núi nước Nam: ý thức về độc lập được xây dựng trên 2 yếu tố: Lãnh thổ và chủ quyền.

– Bình Ngô đại cáo đã tiếp nối 2 yếu tố trên và bổ sung 3 yếu tố: Văn hiến, phong tục tập quán, và lịch sử.

=> Như vậy, tư tưởng của Nguyễn Trãi trên cơ sở tiếp nối có sự phát triển và hoàn thiện hơn về một quốc gia, dân tộc.

3. Những chứng cứ lịch sử

– Để chứng minh rõ hơn, để khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc ta là do sức mạnh của chính nghĩa, Nguyễn Trãi đã kể ra một loạt những chứng cứ lịch sử thật tiêu biểu:

+ Lưu Cung => thất bại

+ Triệu Tiết => tiêu vong

+ Toa Đô => bắt sống

+ Ô Mã => giết tươi

– Dùng từ chuẩn mực: bại, vong, cầm, giết => thất bại tất yếu của đội quân phi nghĩa.

– Dẫn chứng đưa ra một cách dồn dập, liên tiếp để tăng tính thuyết phục, củng cố niềm tien mãnh liệt sâu sắc vào chính nghĩa và thể hiện niềm tự hào dân tộc..

– Khẳng định sức mạnh của chính nghĩa, của độc lập, chủ quyền và vang lên lòng tự hào dân tộc.

III. Tổng kết

1. Nội dung

Nước Đại Việt ta đã mạnh mẽ khẳng định chân lý: nước có nền độc lập lâu đời, có lãnh thổ, phong tục riêng, có độc lập chủ quyền, có truyền thống lịch sử. Kẻ thù xâm lược là phản nhân nghĩa, nhất định sẽ thất bại và cuộc kháng chiến chống Minh là cuộc kháng chiến vì dân, vì chính nghĩa.

2. Nghệ thuật

– Sử dụng từ ngữ chính xác, phong phú.

– Sử dụng câu văn biền ngẫu cân xứng, nghệ thuật đối và so sánh.

– Biện pháp liệt kê những thất bại của giặc.

– Kết hợp giữa lý lẽ và thực tiễn.