Mô-li-e – nhà soạn kích lớn của nước Pháp thế kỷ XVII. Ông chuyên viết và diễn hài kịch – những vở kịch gây ra những tiếng cười vui tươi, lành mạnh hoặc châm biếm, chế giễu những thói hư tật xấu của con người trong xã hội Pháp đương thời: Lão hà tiện; Kẻ ghét đời; Trường học làm vợ… là những vở hài kịch tiêu biểu của ông.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

– Mô-li-e (1622-1673), là nhà soạn kịch nổi tiếng của Pháp ở thế kỷ XVII, là người sáng lập ra hài kịch cổ điển Pháp.

– Ông chuyên viết và diễn hài kịch, những vở kịch gây ra tiếng cười vui tươi, lành mạnh hoặc châm biếm, chế giễu những thói hư, tật xấu của con người trong xã hội.

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ:

Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục thuộc lớp 5, hồi II trong vở hài kịch nổi tiếng “Trưởng giả học làm sang” viết năm 1670.

b. Thể loại: Hài kịch

Hài kịch là một thể loại kịch, trong đó tính cách, tình huống và hành động được thể hiện dưới dạng buồn cười hoặc ẩn chứa cái hài nhằm giễu cợt cái xấu, cái lố bịch, cái lỗi thời để tống tiễn nó một cách vui vẻ ra khỏi đời sống xã hội. Hài kịch nhất thiết phải kết thúc có hậu.

c. Bố cục: 2 cảnh:

– Từ đầu… dàn nhạc: Trước khi ông Giuốc – đanh mặc lễ phục.

– Phàn còn lại: Sau khi ông Giuốc – đanh mặc lễ phục.

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Diễn biến của hành động kịch

– Hành động kịch diễn ra tại phòng khách nhà ông Giốc-đanh, một người trên 40 tuổi thuộc tầng lớp dân thành thị phong lưu. Bác phó may và 1 thợ phụ mang lễ phục đến nhà ông.

– Lớp kịch gồm 2 cảnh:

+ Cảnh trước: Gồm Giuốc-đanh và bác phó may, chủ yếu là những lời đối thoại có kèm theo cử chỉ, động tác.

+ Cảnh sau: Ông Giuốc-đanh, 4 thợ phụ, có lời đối thoại kèm theo cử chỉ, nhảy múa, âm nhạc.

=> Cảnh 2 nhân vật đông hơn, sôi động hơn.

2. Ông Giuốc-đanh và bác phó may

– Cuộc đối thoại giữa hai người xoay quanh các sự việc: đôi bít tất chật, bộ tóc giả, lông đính mũ, đặc biệt là bộ lễ phục – niềm quan tâm duy nhất của ông Giuốc-đanh hiện nay.

– Ông Giuốc-đanh phát hiện: Hoa may ngược => chững tỏ ông chưa phải là mất hết tỉnh táo.

– Chỉ cần bác phó may vụng chèo khéo chống rằng: Những nhà quý tộc đều mặc hoa may ngược là ông ưng thuận ngay. => chứng tỏ sự kém hiểu biết nhưng lại thích danh giá, sang trọng, học đòi của ông Giuốc-đanh.

– Kịch tính, gây cười của cảnh này là ở chỗ: Ông Giuốc-đanh từ chỗ khó tính, khắt khe, chủ động, tự nhiên trở thành bị động, lúng túng; bác phó may đang bị động, chị chê trách chuyển sang thế chủ động.

– Ông Giuốc-đanh phát hiện bác phó may ăn bớt vải của mình. Phó may gượng chống chế rồi đánh trống lảng sang chuyện thử áo.

=> Ông Giuốc-đanh là người thiếu hiểu biết, thích học đòi làm sang trọng, quý phái nên đã bị phó may khép mồm, khéo miệng, đánh trúng tâm lý, lợi dụng, biến thành trò cười, trở nên lố bịch. Đây là kiểu trưởng giả học làm sang khá phổ biến trong xã hội Pháp thế kỷ XVII.

3. Ông Giuốc-đanh và tay thợ phụ

– Tay thợ phụ ranh mãnh, khéo nịnh hót, điểm huyệt đúng thói học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh để moi tiền, tỗn ưng là “ông lớn”, “cụ lớn”, “đức ông”.

– Sự lố bịch, ngu dốt của Giuốc-đanh: ông tưởng rằng cứ mặc lễ phục vào là nghiễm nhiên trở thành quý phái.

– Ba lần ông Giuốc-đanh thưởng tiền cho tay thợ phụ chứng tỏ khát khao được làm quý tộc của ông rất mãnh liệt, muốn được mọi người tôn vinh.

– Qua câu nói riêng ở cuối màn kịch cho ta thấy ông Giuốc-đanh là kẻ háo danh trở thành nạn nhân của thói nịnh bợ, nực cười đáng phê phán.

– Khán giả cười ông vì ông ngu dốt chẳng biết gì, chỉ vì thói học đòi làm sang làm bị bác phó may và tay thợ phụ lợi dụng để kiếm chác.

– Cười vì thấy ông ngớ ngẩn tưởng rằng phải mạc áo hoa ngược mới là sang trọng. Cười vì thấy ông cứ moi tiền mãi để mua cái danh hão.

=> Khán giả cười khi tận mắt nhìn trên sân khấu ông Giuốc-đanh bị 4 tay thợ phụ lột quần áo ra, mặc cho bộ lễ phục lố lăng theo nhịp điệu, màu sắc vớ vẩn (không phải màu đen sang trọng) lại may ngược hoa, ấy thế mà vênh vang ra vẻ ra đây là quý phái.

III. Tổng kết

1. Nội dung

Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục – Mô-li-e muốn phê phán thói học đòi cao sang của tầng lớp trưởng giả trong xã hội lúc bấy giờ.

2. Nghệ thuật

– Khắc họa tài tình tính cách lố lăng của nhân vật thông qua lời nói, hành động.

– Dựng nên lớp hài kịch ngắn với mâu thuẫn kịch được thể hiện sinh động, hấp dẫn, gây cười.