Hình như mỗi đất nước mỗi dân tộc đều chọn một loài cây hoặc một loài cây làm biểu tượng riêng cho dân tộc của mình. Chẳng hạn: Mía – Cu Ba, Bạch dương – Nga, Bồ đề – Ấn Độ,… . Đất nước và dân tộc Việt Nam của chúng ta tự bao đời nay cũng đã chọn cây tre là loại cây tượng trưng cho tâm hồn, khí phách, tinh hoa của dân tộc. Ca ngợi nhân dân Việt Nam anh hùng, đạo diễn người Ba Lan cùng các nhà làm phim Việt Nam đã dựa vào bài tuỳ bút Cây tre bạn đường của nhà văn nổi tiếng Nguyễn Tuân để xây dựng bộ phim tài liệu Cây tre Việt Nam năm 1956. Nhà báo lừng danh Thép Mới đã viết bài kí Cây tre Việt Nam để thuyết minh cho bộ phim này.
Nội dung bài viết
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả – tác phẩm
– Tác giả: Thép Mới (1925 – 1991), tên khai sinh là Hà Văn Lộc, quê ở quận Tây Hồ – Hà Nội. Ngoài báo chí, Thép Mới còn viết nhiều bút kí, thuyết minh phim.
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác
Bài Cây tre Việt Nam là lời bình cho bộ phim cùng tên của nhà điện ảnh Ba Lan
b. Bố cục
* Bố cục: Chia bốn phần
– Từ đầu đến.. Như người: Giới thiệu về cây tre và những phẩm chất đáng quý
– Tiếp đến… Chung thuỷ: Tre gắn bó với cuộc sống lao động bình dị của Người Việt Nam
– Tiếp đến… Chiến đấu: Tre gắn bó với cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước
– Đoạn còn lại: Cây tre trong tương lai, biểu tượng đẹp và sáng ngời của đất nước.
c. Thể loại
– Bút kí chính luận trữ tình thuyết minh, giới thiệu phim tài liệu.
* So sánh với bài kí Cô Tô
– Giống nhau: đều là bút kí
– Khác nhau: Bài Cây tre VN có sự kết hợp thuyết minh, giới thiệu phim tài liệu.
II. Trọng tâm kiến thức
1. Giới thiệu chung về cây tre Việt Nam
– Tác giả giới thiệu về tre như giới thiệu về một người bạn: hết sức yêu mến và quý trọng. Điệp từ “bạn thân” đã nhấn mạnh mối quan hệ bền chặt ấy.
– Vẻ đẹp bên ngoài: Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhẵn à vẻ đẹp giản dị, hài hoa
– Vẻ đẹp bên trong:
+ Sức sống mãnh liệt
+ Cứng cáp, dẻo dai, vững chắc
+ Giúp ích cho con người: cánh tay của người nông dân, vũ khí chiến đấu, mang đến niềm vui cho con người
=> Tre – vẻ đẹp thân thuộc, bình dị
Mở rộng: Ở miền Bắc có tre, miền Nam lại có những hàng dừa. Cũng giống như tre, dừa cũng mang vẻ đẹp rất Việt Nam: Dừa vẫn đứng….
=> Mỗi loài cây trên mảnh đất tươi đẹp của chúng ta đều mang dáng dấp của con người Việt Nam.
2. Sự gắn bó giữa tre và người
– Bóng tre được lặp lại nhiều lần: nhấn mạnh sự gắn bó giữa lũy tre làng và cuộc sống con người. Bằng biện pháp nhân hóa, bóng tre hiện lên như một người mẹ hiền dịu => người mẹ quê hương => Bóng tre: quê hương, nền văn hóa lâu đời (hoán dụ)
– Sự gắn bó giữa tre với người được thể hiện qua:
+ Tre lúc nào cũng bên người, bên làng xóm, trong mỗi gia đình, từ trẻ đến già
+ Hàng thế kỉ qua; suốt một đời người
+ Tre giúp người trong mọi công việc
+ Trong những lúc khó khăn nhất, tre vẫn bên người: cùng nhân dân ta giành lại độc lập, tự do
=> Bằng cách sử dụng những biện pháp nhân hóa, điệp từ, điệp ngữ, tre hiện lên thật sinh động như một con người – một người bạn thân thực sự. Tre chính là biểu tượng cho ý chí, cho khí phách của con người Việt Nam: anh hùng lao động, anh hùng chiến đấu
=> Xen kẽ giữa những câu văn là những câu thơ, những câu ca dao; ngay cả những câu văn của Thép Mới cũng mượt mà, giàu nhạc điệu như những vần thơ, những lời ca => Bài ca cất lên ca ngợi tre, ca ngợi nhân dân Việt Nam
3. Cây tre trong hiện tại và tương lai
– Cây tre không chỉ gắn bó với con người trong lao động, trong chiến đấu mà còn làm đẹp cuộc sống bằng những âm thanh réo rắt mượt mà. Đó là khúc nhạc rất riêng của đồng quê
– Trong tương lai, sẽ có những lớp cây mới, vẫn xanh tốt và bền bỉ. Tác giả cũng gửi gắm hi vọng những lớp trẻ vẫn tiếp tục giữ vững được truyền thống, tiếp bước cha ông
– Trong cuộc sống hiện đại, xi măng, cốt thép có thể thay thế cho tre; nhưng hình ảnh của tre, giá trị của tre vẫn còn mãi
=> Tre mãi là người bạn thủy chung của người Việt Nam
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
– Sử dụng nhiều chi tiết, hình ảnh chọn lọc mang ý nghĩa biểu tượng.
– Sử dụng rộng rãi và thành công phép nhân hóa.
– Lời văn giàu cảm xúc và nhịp điệu.
2. Nội dung
– Cây tre là người bạn thân thiết, lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam.
– Cây tre có vẻ đẹp bình dị và nhiều phẩm chất quý báu.
– Cây tre đã trở thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam