I. Kiến thức cơ bản

a. Tác giả

  • Trần Quang Khải (1241 – 1294) là con trai thứ ba của vua Trần Thái Tông.
  • Vị tướng văn võ song toàn, từng có công rất lớn trong hai cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên (1281 – 1285; 1287 – 1288), được phong Thượng tướng.
  • Là người có những vần thơ “sâu xa lý thú”

b. Tác phẩm

– Xuất xứ

  • Bài thơ Phò giá về kinh được làm lúc ông đi đón Thái thượng hoàng, Trần Thái Tông và vua Trần Nhân
  • Tông về Thăng Long ngay sau chiến thắng vang dội ở Chương Dương, Hàm Tử, giải phóng kinh đô năm 1285.

– Thể thơ

  • Được viết theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.
  • Bài thơ có 4 câu, mỗi câu 5 chữ
  • Thường giao vần chân cuối câu 1,2,4

– Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

c. Nội dung

  • Khí thế chiến thắng ngoại xâm của dân tộc ta thời Trần
  • Thể hiện khát vọng về đất nước thái bình thịnh trị.
  • Thể hiện sự sáng suốt của vị cầm quân lo việc lớn.

d. Nghệ thuật

  • Hình thức diễn đạt ccoo đúc, ngắn gọn súc tích, cô đúc dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng.
  • Giọng điệu sảng khoái, hân hoan, tự hào.
  • Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt cô đọng, hàm súc

e. Ý nghĩa

  • Hào khí chiến thắng và khát vọng về một đất nước thái bình thịnh trị của dân tộc ta thời Trần .

II. Phân tích bài thơ

a. Hai câu thơ đầu

“Chương Dương cướp giáo giặc,

Hàm tử bắt quân thù”.

– Sử dụng động từ mạnh, dồn dập, hùng tráng: “Cướp”, “bắt”

– Biện pháp đối ý

  • Chương Dương (địa danh) – cướp (động từ) giáo giặc (động từ)
  • Hàm Tử (địa danh) – bắt (động từ) quân thù

→ Làm nổi bật 2 trận chiến ở Chương Dương và Hàm Tử

⇒ Khẳng định đây là chiến thắng hào hùng trước kẻ thù xăm lược và bộc lộ niềm tự hào dân tộc.

b. Hai câu thơ cuối

“Thái bình nên gắng sức,

Non nước ấy nghìn thu”.

– Giọng thơ ôn tồn, nhẹ nhàng

– Là lời động viên xây dựng, phát triển đất nước trong hòa bình: “Thái bình” – “gắng sức”

→ Khẳng định khát vọng hoà bình thịnh trị

– Niềm tin vào sự bền vững của đất nước: “Non nước” – “nghìn thu”