I. Tìm hiểu chung

– Kho tàng tục ngữ Việt Nam rất phong phú và đa dạng, trong đó mảng tục ngữ về con người và xã hội, tập trung ở các đề bài: gia đình, kinh nghiệm ứng xử, lịch sử, xã hội, phương châm sống,…

– Giá trị nghệ thuật: Những câu tục ngữ viết về con người và xã hội thường rất giàu hình ảnh, các biện, pháp nghệ thuật như so sánh, ẩn dụ, tính hàm súc về nội dung biểu hiện. Sức mạnh của tục ngữ ở việc chú trọng, tôn vinh những giá trị cao đẹp của con người, đưa ra những lời nhận xét, khuyên răn về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có trong cuộc sống.

– Giá trị nội dung: các câu tục ngữ chủ yếu chỉ quan hệ giữa người với người trong xã hội, thường được tuân theo một chuẩn mực đạo đức luân lí nhất định. Chuẩn mực đạo đức đó đã được cộng đồng chấp nhận vá được người dân lao động sử dụng như một nguyên tắc sống và giao tiếp hằng ngày.

II. Phân tích văn bản

Câu 1: “Một mặt người bằng mười mặt của”

– Có ý nghĩa khẳng định và đề cao giá trị của con người, ta cũng gặp trong nhiều câu tục ngữ khác như: Người sống, đống vàng; Người ta là hoa đất.

=> Khẳng định tư tưởng coi trọng giá trị con người cảu nhân dân ta.

Một số đề văn hay ra về câu “Một mặt người bằng mười mặt của”

– Nghệ thuật được sử dụng trong câu “Một mặt người bằng mười mặt của” là gì?

– Em hãy cho biết nghĩa đen nghĩa bóng của câu tục ngữ “một mặt người bằng mười mặt của” là gì?

– Em hãy giải thích câu “1 mặt người bằng 10 mặt của”

– Bằng sự hiểu biết của mình, hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “một mặt người bằng mười mặt của”.

Câu 2: “Cái răng, cái tóc là góc con người”.

– Ý nghĩa câu tục ngữ: Nêu lên hai nét đẹp của con người, cái răng cái tóc là phần thể hiện hình thức, tính nết con người.

=>  Nhắc nhở con người phải biết giữ gìn răng và tóc cho sạch đẹp cũng là cách để giữ gìn nhân cách

Tham khảo những đề văn có thể ra về câu tục ngữ “cái răng cái tóc là góc con người”

– Giải thích nghĩa đen nghĩa bóng của câu tục ngữ “cái răng cái tóc là góc con người”

– Cảm nghĩ của em về câu tục ngữ “cái răng cái tóc là góc con người”

– Em hãy chứng minh câu tục ngữ “cái răng cái tóc là góc con người”

– Viết đoạn văn ngắn giải thích câu tục ngữ “cái răng cái tóc là góc con người”

– Nghị luận chứng minh cái răng “cái tóc là góc con người”

Câu 3: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.

– Ý nghĩa câu tục ngữ: khuyên con người phải sống trong sạch dù có khó khăn về vật chất, dù hoàn cảnh nào cũng phải giữ gìn phẩm giá, nhân cách của mình.

=> Khẳng định, đề cao đạo đức, lối sống trong sạch, thanh cao, không bị cám dỗ bởi vật chất.

Những đề văn thường ra của câu tục ngữ “Đói cho sạch rách cho thơm”

– Em hãy cho biết câu tục ngữ “Đói cho sạch rách cho thơm” là nói về phẩm chất đạo đức nào?

– Giải thích câu tục ngữ “Đói cho sạch rách cho thơm”.

– Nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ “Đói cho sạch rách cho thơm”.

Câu 4: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”.

– Ý nghĩa câu tục ngữ: nêu lên bài học về cách thức giao tiếp ứng xử trong cuộc sống, cần phải học các hành vi ứng xử có văn hóa.

=> Khuyên con người phải học cái hay, cái đẹp trong giao tiếp, ứng xử để chứng tỏ mình là người có nhân cách

Các đề văn hay ra về câu “Học ăn, học nói, học gói, học mở”.

– Viết một bài văn nghị luận giải thích cho câu “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. 

– Chứng minh câu tục ngữ “Học ăn, học nói, học gói, học mở”.

– Giải thích câu tục ngữ “Học ăn, học nói, học gói, học mở” bằng một đoạn văn.

– Em hãy cho biết câu “Học ăn, học nói, học gói, học mở” là thành ngữ hay tục ngữ?

Câu 5: “Không thầy đố mày làm nên”.

– Ý nghĩa câu tục ngữ: khẳng định vai trò to lớn của người thầy trong sự nghiệp giáo dục. Qua đây còn thể hiện sự thách thức đối với những người luôn tự đề cao mình, không biết nhớ ơn công lao dạy dỗ của thầy cô giáo.

=> Khuyên con người phải biết kính trọng thầy và tìm thầy mà học.

Câu 6: “Học thầy không tày học bạn”.

– Xuất phát từ thực tế, không chỉ học các kiến thức từ sách vở mà có thể học từ chính những người bạn của mình. Bạn bè là những người cùng tuổi vì vậy việc học hỏi sẽ dễ dàng hơn, từ đó ta có thể thay đổi rèn luyện những mặt còn yếu kém.

– Hai câu tục ngữ 5 và 6 nêu lên mối quan hệ thầy trò, bình luận, đánh giá vai trò của người thầy và xác định việc tiếp thu, học hỏi từ bạn bè được nhân dân đúc kết. Mới đọc tưởng chừng hai câu tục ngữ đối lập nhau nhưng thực tế lại bổ sung chặt chẽ cho nhau, mỗi câu đề cao và nhấn mạnh vai trò của một đối tượng. Câu thứ nhất đề cao vai trò của người thầy, câu thứ hai đề cao việc học bạn. Chủ thể được nói đến trong mỗi câu đều có ưu thế riêng: thầy dạy ta kiến thức, dạy ta những điều hay lẽ phải song để mở mang kiến thức đó ta phải học hỏi thêm bạn bè.

– Trong cuộc sống bản thân mỗi người cần phải biết kết hợp cả hai hình thức là học thầy và học bạn, có như vậy thì mới phát triển toàn diện.

– Tục ngữ Việt Nam có những câu có ý tương hỗ, bổ sung ý nghĩa cho nhau như:

  • “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” – “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”.
  • “Bán anh em xa mua láng giềng gần” – “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”.

=> Cả hai câu, câu nào cũng đề cao việc học, chỉ có học tập biết tìm thầy mà học thì con người mới có thể thành tài, có khả năng đóng góp cho xã hội và sống mới có ý nghĩa.

Câu 7: “Thương người như thể thương thân”.

– Ý nghĩa: Răn dạy con người hãy yêu thương người khác như chính bản thân mình vậy. Trong cuộc sống ai cũng có lúc gặp phải khó khăn cần sự giúp đỡ và chia sẻ, vì vậy con người cần có trái tim đồng cảm, chia sẻ giúp đỡ đùm bọc nhau, phải có lòng nhân ái, đó là đức tính tốt của con người.

=> Đề cao tinh thần đồng loại, là bài học về tinh thần nhân đạo

Câu 8: “Ăn quả nhớ kể trồng cây”.

– Nghĩa của câu tục ngữ: Được hưởng thành quả phải nhớ ơn người tạo ra thành quả đó.

=> Nhắc nhở con người luôn có lòng tri ân với các thế hệ tiền nhân.

Câu 9:

“Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nền hòn núi cao”.

– Câu tục ngữ mượn chuyện cây cối, sự vật để nói chuyện con người: trong cuộc sống nếu chỉ có một mình thì không làm được gì nhưng khi con người biết hợp sức lại thì công việc sẽ tiến hành tốt hơn.

=> Nhắc nhở con người bài học về sự đoàn kết.

Đề văn thường ra về câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non…

– Chứng minh tính đúng đắn của câu “Một cây làm chẳng nên non – Ba cây chụm lại nền hòn núi cao”.
– Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau câu “Một cây làm chẳng nên non – Ba cây chụm lại nền hòn núi cao”. Em hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ trên.