1. Từ tượng hình

a. Từ tượng hình là gì?

Từ tượng hình là từ mô tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.

b. Công dụng

– Miêu tả hình ảnh của sự vật một cách cụ thể, sinh động và có giá trị biểu cảm cao.

c. Ví dụ:

Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa”.

2. Từ tượng thanh

a. Từ tượng thanh là gì?

Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người.

b. Công dụng

– Miêu tả âm thanh của sự vật một cách sinh động và có giá trị biểu cảm cao.

c. Ví dụ:

“Ngực tôi nhói, mắt cay mãi mới mở được. Mùi thuốc bom buồn nôn. Ba tiếng nổ nữa tiếp theo. Đất rơi lộp bộp, tâm đi âm thầm trong những bụi cây. Mảnh bom xé không khí, lao và rít vô hình trên đầu”.

3. Bài tập vận dụng

Bài 1 ( trang 49 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

Từ tượng hình, từ tượng thanh trong những câu sau (trích từ Tắt đèn Ngô Tất Tố)

– Từ tượng hình: rón rén, lẻo khẻo, chỏng quèo

– Từ tượng thanh: soàn soạt, nham nhảm, bịch, bốp

Bài 2 (trang 50 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

5 từ tượng hình gợi tả dáng đi của người: lom khom, lon ton, thoăn thoắt, lù đù, chập chững…

Bài 3 (trang 50 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

Theo từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê chủ biên:

– Ha hả: gợi tả tiếng cười to, tỏ ra khoái chí, thỏa mãn

– Hì hì: mô phỏng tiếng cười phát ra đằng mũi, âm thanh nhỏ, biểu lộ sự thích thú, có vẻ hiền lành

– Hô hố: mô phỏng tiếng cười to và thô lỗ, khó nghe, gây cảm giác khó chịu cho người khác.

– Hơ hớ: mô phỏng tiếng cười tự nhiên, thoải mái, không cần giữ gìn

Bài 4 ( trang 50 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

– Mưa xuân lắc rắc trên những thảm cỏ non.

– Nước mắt nó lã chã ngắn dài khi phải nghỉ học.

– Con đường ven sườn núi quanh co, khúc khuỷu.

– Mặt ba lấm tấm mồ hôi sau những giờ trên thao trường.

– Bác đồng hồ tích tắc không ngơi nghỉ.

– Buổi chiều trên cánh đồng, bầy vịt lạch bạch về chuồng.

Bài 5 ( trang 50 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

Những bài thơ sử dụng từ tượng thanh, từ tượng hình:

– Bài thơ “Lượm”:

Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

Làm chủ kiến thức Ngữ văn 9 – Luyện thi vào 10 (Phần II)

Tác giả: Phạm Trung Tình