Lâu lắm mới gặp lại, thầy trò vui kể đủ thứ chuyên ngày xưa. Người học trò lớn cũ cầm li cà phê cười: – Thầy ạ, em rất nhớ cái lần tụi em nói với thầy học văn như bơi giữa biển, như lạc giữa rừng rậm không biết đâu mà lần. Vậy mà bài thi tốt nghiệp môn văn năm đó em được 7 điểm rưởi làm nhiều bạn ngạc nhiên. Thời đó học sinh giỏi văn cũng ít người làm nổi điểm 7.
Đây là điểm chung của nhiều học sinh khi học môn văn một cách. Học để được mấy điểm! Lên lớp thầy cho ghi, học trò cứ thế học thuộc. Nhưng đến khi vận dụng thì lúng túng cứng nhắc, thiếu sự sáng tạo. Nên cùng mang tâm lý là ngại học môn văn.
Ấn tượng từ tiết dạy
Anh bạn học trò tiếp. Em cũng không tưởng tượng nỗi bài thi năm ấy điểm cao như thế. Thầy biết không bao giờ quên tiết dạy hôm đó vào lớp thầy không kiểm tra bài cũ như mọi ngày, mà im lặng vẻ. Học trò tò mò dõi theo nét phấn của thầy trên bảng. Mấy chục cặp mắt tò mò. Có người thì thầm hình như là cái chợ… cái xóm… hàng cây… một căn nhà tranh nhỏ. Xa xa có mấy cây cau vươn lên làm họa tiết cho bức tranh thêm sinh động. Vẻ xong thầy quay lại hỏi ai biết thầy vẻ cái gì? Bích Liên trả lời. Thưa thầy đó là phiên chợ của Tràng và thị. Tiếp đến là xóm ngụ cư. Hàng tre nơi có cuộc chuyện trò của hai nhân vật và cuối cùng là ngồi nhà của họ. Tiếng nhiều người à lên thán phục.
- Cái chợ! Vậy chuyện gì xẩy ra ở đó, ai biết? Một vài cánh tay đưa lên, nhưng thầy không chỉ vào ai mà gọi em: Mời Mân, Tấn Mân! Em giật mình đứng lên và cứ thế không bài bản theo các bước như mọi ngày. Thầy hỏi, học trò trả lời theo từng phần của bức tranh. Tiết học qua nhanh.
- Vậy ai kết được nội dung toàn bộ bức tranh? Hôm đó tự nhiên em thông minh đột xuất xin trả lời. Em nói đó câu chuyện của một tình yêu. Từ làm quen, ngỏ lời, chấp nhận. Một cuộc đưa dâu có một không hai trong sự băn khoăn thương cảm của xóm làng. Em nói về trái tim người mẹ và niềm khát khao hạnh phúc ngày đói. Em nhớ khi em trả lời xong thầy cười, hỏi: – Vậy học văn có phải như bơi giữa biển, như lạc trong rừng rậm không biết đường ra không? Có cái gì đó mới mẽ như mở ra trong tụi em. Có nhiều tiếng đồng thanh : Dạ không!
Thầy đã cho em 9 điểm vì phát biểu tốt. Bài học còn một tiết hôm sau nữa thầy kết lại câu chuyện. Em nhớ mãi. Và may mắn đề thì tốt nghiệp năm đó đúng cái bài mà em ấn tượng cả đời. Đọc đề xong là em viết. Cũng không biết mình đã viết gì. Chỉ nhớ trước mắt mình là bức tranh thầy vẻ và nhưng câu hỏi gợi ý của thầy: – Chuyện gì đã xẩy ra ở đó? Và em chỉ trả lời…
Học sinh bây giờ điểm môn văn rất cao?
Một lúc sau người học trò đặt ly cà phê xuống:
- Nhưng mà có phải học sinh bây giờ học giỏi hơn tui em ngày xưa không mà điểm môn văn tổng kết rất cao. Có khi 75 % học sinh đạt điểm 7 trở lên thầy ạ? Thằng nhóc nhà em có thấy nó học lúc nào đâu mà tổng kết văn cũng đạt 7,3. Vợ chồng em cứ trêu nó là ăn may trúng tủ.
- Chính là chỗ ấy đấy. Học sinh bây giờ không còn bơi giữa biền như ngày xưa em đã hỏi thầy. Bây giờ không học văn học như trước mà là học ngữ văn. Trước đây quan niệm học VĂN HỌC nên học sinh được học nhiều tác phẩm văn chương hơn bây giờ. Từ đó giáo viên dạy cứ mặc sức tìm cái hay, cái đẹp trong văn học dạy cho học sinh. Khi làm bài học sinh mặc sức mà bám vào hình tượng văn học, nhân vật, hình ảnh mà nói theo cảm xúc của mình. Nhưng như thế hiện nay người soạn sách cho là đặt nặng phần văn chương, nặng về giảng giải, truyền thụ một chiều mà còn xem nhẹ phần làm văn và tiếng việt. Nên bây giờ không gọi là môn văn học nữa mà gọi là Ngữ Văn ( gồm: Văn, tiếng Việt, làm văn). Lớp 12 bây giờ chính thức học có 5 bài thơ, 5 đoạn trích của 5 truyện. 2 bài kí, 1 bài văn nghị luận, một số bài văn nhật dụng và đọc thêm. Cấu trúc ra đề thi có 2 phần. Phần I: đọc hiểu ( 3 điểm): Người ra đề cho một đoạn trích có thể từ báo hay một cuốn sách bất kì nào đó và nêu 3 hoặc 4 câu hỏi về phần tiếng việt cho học sinh trả lời ngắn gọn. Phần II làm văn ( 7 điểm) : Câu hỏi 1( 2 điểm): Yêu cầu học sinh viết một đoạn văn từ nội dung đoạn trích ở trên khoảng 40 dòng. Câu 2 ( 5 điểm): Yêu cầu học sinh làm bài văn từ một dạng đề văn học. Như vậy học sinh lớp 11 nếu giáo viên đầu tư thêm chút chút có thể làm đề tốt nghiệp lớp 12 đạt từ 4 đến 5 điểm rồi. Cấu trúc đề như thế, học sinh cũng có cách học thi thực tế hơn. Biết loại bỏ những bài mà người ra đề không bao giờ mạo hiểm đề cập tới. Kiến thức ít. Điểm cao là phải thôi.
- Hèn gì em thấy bọn nhỏ về nhà ít ngâm nga học thuộc lòng như thời bọn em. Hình như như thế chất văn chương ít lại, cảm xúc học văn cũng ít lại phải không thầy.
- Mục đích người soạn sách mới cần đạt tới là học sinh đọc, hiểu được bất kì đoạn văn nào, không cứ gì bám vào sách giáo khoa và biết bàn về một vấn đề nào đó về xã hội, về cuộc sống. Nói tóm lại là học ngữ văn thực tế hơn.
Chia tay, người học trò lớn nắm tay tôi: Em thấy môn văn trong nhà trường nó chưa ổn sao sao ấy thầy ạ. Tôi cười: Không phải môn văn mà là Ngữ văn em ạ.
Đinh Đình Chiến