I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
– Minh Huệ (1927 – 2003) tên khai sinh là Nguyễn Đức Thái Quê ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
– Làm thơ từ thời kháng chiến chống thực dân Pháp
– Tác phẩm: được viết dựa trên sự kiện “chiến dịch Biên giới” (1950) Bác Hồ trực tiếp ra trận và theo dõi, chỉ huy chiến đấu.
2. Đọc – chú thích
a. Đọc: Giọng đọc tâm tình, chậm rãi, phân biệt 3 giọng: giọng kể, giọng anh đội viên (lo lắng) và giọng Bác (trầm ấm, chậm rãi)
b. Chú thích:
3. Bố cục: 3 đoạn
– Khổ 1: Sự thắc mắc của anh đội viên với Bác trong đêm rừng Việt Bắc
– Khổ 16: Lí do không ngủ của Bác Hồ
II. Tìm hiểu chi tiết
1. HÌnh ảnh Bác Hồ
– Thời gian, không gian, trời khuya, bên bếp lửa, mưa lâm thêm…
– Hình dáng, vẻ mặt trầm ngâm, mái tóc bạc, ngồi đinh ninh, chòm râu
– Củ chỉ: đốt lửa, đi dém chăn cho từng người, dón chân nhẹ nhàng
– Lời nói: nhẹ nhàng, ôn tồn đầy quan tâm: “Cháu cứ việc ngủ ngon”
– Tâm tư: thương đoàn dân công
=> Tác giả miêu tả theo trình tự: không gian, thời gian, cử chỉ, lời nhói, tâm trạng
– Dùng thể thơ 5 chữ có vần, điệu
– Dùng nhiều từ láy gợi hình -> Bác hiện lên sinh động
=> Bác giống người cha, người ông thân thiết đang lo lắng, ân cần chăm sóc cho con cháu
=> Tình yêu thương giản dị, sâu sắc nhưng cũng thật lớn lao của Bác dành cho quân và dân ta
2. Tâm tư của người đội viên chiến sĩ
* Lần thứ nhất thức dậy
Tâm tư của anh được thể hiện qua những câu thơ
+ Anh đội nhiên nhìn Bác
+ Anh đội viên mơ màng
+ Anh nằm lo Bác ốm…
=> Thương yêu, cảm phục trước tấm lòng yêu thương bộ đội của Bác
Nghệ thuật so sánh: gợi tả sự vĩ đại của Bác, thể hiện tình cảm anh đội viên
* Lần thứ 3 thức dậy
+ Anh hốt hoảng giật mình
+ Anh vội vàng nằng nặc
+ Anh đội viên nhìn Bác
=> Tăng dần mức độ bồn chồn, lo cho sức khỏe của Bác, diễn tả tình cảm lo lắng chân thành của anh đội viên với Bác
=> Đảo trật tự, lặp lại “Mời Bác ngủ”
=> Tình cảm thương yêu, cảm phục, ngưỡng vọng
III. Tổng kết
1. Nội dung: tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với thân dân, sự cảm phục của người chiến sĩ
2. Nghệ thuật: thể thơ 5 chữ có nhiều vần, kết hợp miêu tả, kể với biểu cảm, nhiều chi tiết giản dị, chân thực