I. Mở bài:

– Giới thiệu vấn đề nghị luận: đức tính trung thực

Ví dụ: Từ xưa đến nay, trên khắp đất nước Việt Nam ta bất kể thời đại nào thì nhân dân ta vẫn luôn đặt đạo đức là chuẩn mực hàng đầu đối với con người. Điều đó lại càng đặc biệt cần thiết trong xã hội hiện đại ngày nay. Chính vì thế mà đạo đức luôn là thước đo để đánh giá một con người. một trong những đức tính được quan tâm và đánh giá nhất là trung thực, trung thực là đức tính đầu tiên con người cần phải có. Để hiểu rõ hơn về đức tính này ta cùng đi tìm hiểu về đức tính trung trực.

II. Thân bài:

1. Giải thích thế nào là trung thực

– Là một đức tính tốt cần có trong xã hội

– Là thật thà, thành thật với bản thân mình, không nói dối, không che giấu những thói xấu

=> Đây là một đức tính tốt đẹp, vốn có của dân tộc Việt Nam, chúng ta cần giữ gìn và phát huy đức tính tốt đẹp này để có cuộc sống tươi đẹp hơn.

2. Vai trò của trung thực

– Trong xã hội: trung thực là một đức tính cần thiết với con người trong xã hội hiện nay, trung thực giúp ta giành được tình cảm của mọi người và dần có chỗ đứng trong xã hội .

– Trong học tập – thi cử: đây là đức tính mà mỗi học sinh cần có, có đức tính này để có hiệu quả học tập tốt nhất. những thành công bằng chính lực học của mình, góp phần hình thành nhân cách sau này.

=> Mọi hoạt động trong đời, học tập đều cần có đức tính trung thực, chính vì thế đây là một đức tính hết sức quan trọng.

3. Kết quả của đức tính trung thực

– Rất có ích cho bản thân, giúp bạn có ý thức tốt trong học tập, được bạn bè và thầy cô yêu mến.

– Là hành trang vững chắc giúp bạn bước vào đời một cách hữu ích nhất

– Bạn có thể có những lời khuyên cho bạn bè về đức tính trung thực

4. Hiện trạng của đức tính trung thực hiện nay

– Trong xã hội hiện nay thì trung thực hầu như không có

– Trong học tập tính trung thực không được thể hiện rõ: tình trạng lừa thầy dối bạn ngày càng tăng.

5. Biện pháp khắc phục tình trạng thiếu trung thực

– Nghĩ đến trung thực là một thước đo đạo đức, chuẩn mực của xã hội.

– Nghĩ đến tác động xấu và lợi ích của trung thực

III. Kết bài

– Khẳng định trung thực là một đức tính cần trong xã hội

– Liên hệ với bản thân về đức tính trung thực, cần phát huy những gì và hạn chế những gì.