Mùa lđược Nguyễn Khải cho ra đời vào những năm đất nước đang trong quá trình xây dựng, cuộc sống và tình cảm của con người theo đó mà được lột tả rõ nét.

Tác phẩm mang đến hơi thở của xã hội Việt Nam ngày đó, con người đối diện với hiện thực chiến tranh tàn khốc nhưng vẫn giữ được những nét đẹp và mong về cuộc đời hạnh phúc.

Nguyn Khi và li văn chương thâm thuý

Nguyễn Khải là nhà văn Việt Nam, ông sinh năm 1930 tại Hà Nội và mất năm 2008 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả là con vợ bé nên từ nhỏ đã chịu sự khinh miệt, coi thường do quan niệm “vợ lẽ con thêm” và một phần bởi tính cách lạnh lùng của người cha.

Suốt những năm tháng tuổi thơ, Nguyễn Khải phải sống trong cảnh buồn tủi, nay đây mai đó. Có khi ông ở nhà mẹ đẻ, lúc lại về nhà mẹ lớn rồi lại qua trú tạm gia đình người anh cùng cha khác mẹ, tại đây nhà văn nhiều lần bị lăng mạ và đổ oan là ăn trộm tiền.

Cũng bởi hoàn cảnh cay đắng ấy đã tạo nên nhận thức về nhân phẩm và ý chí sống cho Nguyễn Khải, ông muốn khẳng định mình với bố, mẹ lớn, anh trai và toàn xã hội ngày đó rằng dù bị vùi dập vẫn quyết vươn lên.

Cách mạng tháng Tám đến như một cơn gió thổi bùng ý chí và sức mạnh của Nguyễn Khải, ông tìm được niềm hạnh phúc lớn nhất của cuộc đời mình là viết văn, viết báo phục vụ kháng chiến Tổ quốc.

Đầu năm 1947, Nguyễn Khải gia nhập tự vệ ở thị xã Hưng Yên và ba năm sau chính thức bước vào quân ngũ. Trong quân đội, ông làm nhiều công việc khác nhau như y tá, viết báo cho Quân Đội Chiến Khu và bắt đầu sự nghiệp sáng tác.

Nhà văn Nguyễn Khải được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam khi mới mười tám tuổi nên các bài báo, bài ký và tác phẩm văn chương của ông luôn đi theo con đường chính thống, dốc sức vì sự nghiệp xây dựng Tổ quốc.

Chủ đề của Nguyễn Khải khá phong phú, có khi ông viết về nông thôn trong quá trình xây dựng cuộc sống mới, bộ đội trong những năm kháng chiến chống Mỹ, lúc thì viết về vấn đề xã hội và chính trị có tính thời sự, đời sống tư tưởng hay tinh thần của con người trước những biến động của cuộc sống.

Bởi vậy nên độc giả mới cảm nhận được sự thâm thuý và nhạy bén của Nguyễn Khải, ông khai phá những vấn đề nổi cộm của nước ta về chính trị và xã hội để đưa vào bên trong tác phẩm, mang tới góc nhìn chân thực cũng như gần gũi hơn.

Nhà văn luôn xác định phải có trách nhiệm với nghề cầm bút, ông luôn cố gắng đọc và học rồi viết ra những tác phẩm phản ánh hiện thực đời sống, xây dựng nhân vật một cách rõ nét nhất để độc giả có thể tự chiêm nghiệm.

“Ông nói, nhà văn mà không chịu đọc, không chịu học thì khó đi xa, vì nghề này không có thầy. Cứ đọc, cứ học, cứ viết rồi… trời sẽ thưởng công.”– Nguyễn Khải và những câu chuyện đời thâm thuý

Nguyễn Khải đã để lại nhiều dấu ấn trong sự nghiệp văn chương qua các tác phẩm như Xung đột, Mùa lạc, Thời gian của người và Thượng đế thì cười. Mỗi tác phẩm của ông đều mang phong cách riêng, nhà văn luôn cố gắng thay đổi quan điểm bản thân sao cho phù hợp với dòng chảy của thời đại.

Chặng đường sáng tác của Nguyễn Khải cũng được công nhận, ông giành được nhiều giải thưởng văn học như Giải thưởng Văn học Lê Thanh Nghị, Giải thưởng Văn nghệ Việt Nam, Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam, Giải thưởng Văn học Đông Nam Á và Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật.

Trong tác phẩm Mùa lđộc giả sẽ thấy được nhiều khía cạnh về tư tưởng sáng tác của ông, nguyên tắc cầm bút là để chiến đấu nhưng đồng thời cũng để nói lên tâm tư và nguyện vọng của nhân dân, xã hội và thời đại đất nước.

Mùa lthể hiện một tinh thần chiến đấu, công cuộc xây dựng và vun vén về một hạnh phúc của những con người ở nông trường Điện Biên Phủ. Họ đến từ những vùng miền, hoàn cảnh và độ tuổi khác nhau, chỉ chung ở việc đặt lòng tin với cách mạng và hướng đến một cuộc sống tươi đẹp hơn.

Mùa lc vi hin thc và tình cm nhân đo

Thế mạnh của Nguyễn Khải là mang hiện thực cuộc sống vào văn chương, biến chất liệu đó thành những câu chuyện và làm cho độc giả có hướng nhìn đa chiều hơn về cuộc sống.

Đồng thời cũng bày tỏ niềm khát khao về sự sống và hạnh phúc, qua đây thể hiện tình cảm nhân đạo mà tác giả dành cho nhân vật của mình, lột tả hiện thực nhưng không nhuốm màu u ám.

Mùa lđược nhà văn sáng tác sau chuyến đi thực tế năm 1958 lên Tây Bắc, Nguyễn Khải và mọi người hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng và Nhà nước đi lên Điện Biên Phủ xây dựng kinh tế, văn hoá và xã hội.

Chính cuộc sống mới đầy sôi động, sự no ấm được vun vén từ tình cảm giữa những con người đến từ vùng miền khác nhau đã thôi thúc Nguyễn Khải cầm bút sáng tác.

Hiện thực nơi vùng núi Tây Bắc được nhà văn miêu tả rõ nét, sự tàn phá của chiến tranh đã khiến con người và thiên nhiên rừng núi nơi đây trở nên trơ trụi hơn bao giờ hết.

Tuy nhiên, nhờ nỗ lực và đùm bọc giữa những con người mà nơi đây đang dần được khôi phục trở lại. Những cánh đồng nhuốm màu han gỉ của dây thép gai và mìn đã được thay bằng màu xanh thẫm của đỗ, của ngô và màu đỏ tươi của ớt chín.

“Một năm đã đi qua. Mùa xuân thứ hai đã đến. Màu xanh thẫm của đỗ, của ngô, của lạc, màu xanh non của lá mạ, màu đỏ tươi của ớt chín lấn dần lên các thứ màu nham nhở, man rợ khác của đất hoang.”

Sự sống của con người cũng vậy, những bóng đêm của tâm hồn dần tìm đến được nguồn sáng và nhận thức rằng bản thân cần vươn tay nắm lấy thứ vô hình được gọi là hạnh phúc.

Chị Đào năm nay hai mươi tám tuổi, đến từ Hưng Yên và là một người phụ nữ thô kệch bất hạnh. Chị từng có gia đình nhưng giờ thì không, người chồng nghiện cờ bạc của chị đã mất và đứa con cũng bỏ chị ở lại khi mới lên hai.

Cuộc sống của người thô kệch, khuôn mặt đầy tàn nhang của chị đơn giản nhưng tủi nhục kèm theo cũng không ít. Đôi lần chạy lòng vì mọi người gán ghép với Huân, người đẹp trai nhất đội và cũng là người chị không thể với tới.

Chạy lòng là vậy, chị chưa bao giờ oan trách hay giận dỗi những con người nơi nông trường Điện Biên Phủ. Suy cho cùng, mọi người đều mong chị có cuộc sống tốt, một người chồng và những đứa con chị vẫn hằng mong mỏi.

Duệ, người con gái trẻ và xinh nhất đội cũng có những lo toan của riêng mình. Cô lo rằng Huân có thể đảm bảo được cuộc sống sung sướng hay không, nếu bỏ qua người con trai đang giang tay đón đợi thì ông trời sẽ ban cho một lựa chọn tốt hơn chứ?

Dẫu biết trong cuộc sống kháng chiến và khôi phục đất nước có những khó khăn nhưng điều Duệ đang lo lắng, trăn trở cũng dễ thông cảm. Từ nhỏ cô đã phải sống với chú Dượng, những tủi nhục và vất vả của năm tháng đó đã biến thành sự thèm khát về một hạnh phúc an yên.

Thấy rằng Nguyễn Khải đã thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật, ông phơi bày hiện thực khó khăn của đất nước trong giai đoạn xây dựng và lồng ghép vào đó tâm tư tình cảm về những điều tốt đẹp sẽ tới trong tương lai.

Hơn thế, Mùa lcho độc giả thấy ý chí mạnh mẽ và luôn lạc quan của những con người nơi vùng núi khó khăn về cuộc sống hạnh phúc, tốt đẹp, mặc cho khung cảnh nơi đây vẫn còn bóng rừng hoang tàn.

Phút kết b ng nhưng chan cha hnh phúc trong Mùa lc

Những dòng văn đầu mà Nguyễn Khải viết về chị Đào khiến người đọc không khỏi nghĩ rằng hạnh phúc với chị đến đây thôi, trải qua biến cố và đối mặt với cuộc đời có lẽ đã khiến chị muốn dừng chân.

Tuy nhiên hướng đi khác đã mở ra, chị vẫn còn ý thức về tình yêu và xây dựng hạnh phúc gia đình. Dù là khi đối diện với nét trẻ khoẻ của Huân hay bức thư của người đội trường già phụ trách lò gạch ở nông trường, ý thức chị đều nhen nhóm lên tương lai mới.

“Những dòng, những chữ trong bức thư xa lạ ngân vang mãi trong lòng chị, vang dội đến tận những kẽ ngách sâu kín nhất, thức tỉnh nỗi khao khát yêu đương, khao khát hạnh phúc mà chị cố hắt hủi, vùi nén một cách bất lực từ ngót chục năm nay.”

Duệ cũng dần ý thức về tình cảm của mình dành cho Huân, không cần biết tương lai có người nào tốt hơn không nhưng hiện tại cô đã đem tất cả tình cảm và sự yêu thương lên người con trai đó.

Ở những phút cuối Mùa lạc người đọc như nhận thấy sự hối hận và hổ thẹn của Duệ, mặc cho những giận hờn và sự lảng tránh vô cớ, Huân vẫn đứng đó nhìn cô bằng ánh mắt trìu mến đầy yêu thương.

“Bên tai Duệ chỉ còn lại một tiếng thì thào rất quen thuộc: ‘Em ơi, em phải tin vào em, em phải tin vào anh, hạnh phúc ở trong tay chúng ta kia mà. Em hãy vui lên đi’. Và trong lòng Duệ cũng muốn thủ thỉ: ‘Em không thể xa anh được, anh đừng để em sống một mình. Đời em bị đầy ải nhiều rồi. Em sợ phải khổ lắm anh ơi!…’”

Mùa lạc khép lại với cái kết bỏ ngỏ nhưng chan chứa hạnh phúc, số phận giữa chị Đào với Thiếu uý lò gạch nay đã là một, còn Duệ và Huân có lẽ cần phải thêm một thời gian để cả hai cùng lùi tự ti và mạnh bạo tiến thêm vài bước.

Cuộc đời này là của mỗi người, khó khăn ở quá khứ hay tương lai cũng đừng nên làm ảnh hưởng đến hạnh phúc ở hiện tại. Mùa lbỏ ngỏ kết quả cho người đọc tự lựa chọn, giống như việc cuộc sống của họ đi đến nơi đâu đều do ý chí và quyết định của bản thân.

Loan Phương