Giáo dục luôn là mối quan tâm hàng đầu của con người. Nhà văn Ru-xô cũng đã bàn về giáo dục bằng một tác phẩm nổi tiếng: “Ê-min hay về giáo dục”. Hôm nay, chúng ta cùng đi tìm hiểu tác phẩm này qua đoạn trích “Đi bộ ngao du”.
Nội dung bài viết
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
– Ru-xô (1712 – 1778), nhà văn, nhà triết học, nhà hoạt động xã hội nước Pháp thể kỷ XVIII.
– Ông là tác giả của những tiểu thuyết nổi tiếng: Giuy-li hay Nàng Hê-lô-i-dơ mới; Ê-min hay Về giáo dục.
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ:
Tác phẩm gồm 12 chương và phần phụ lục. Đoạn trích là chương 1. Viết bằng tiếng Pháp, xuất bản tại Pa-ri năm 1925, tại Hà Nội năm 1946.
b. Phương thức biểu đạt: Nghị luận.
c. Bố cục: 3 phần
– Phần 1: Từ đầu… bàn chân nghỉ ngơi: Đi bộ ngao du tạo nên tình thần thoải mái, không bắt buộc, không phụ thuộc.
– Phần 2: Tiếp… không thể làm tốt hơn: Đi bộ ngao du đem lại cơ hội trau dồi kiến thức, hiểu biết.
– Phần 3: Còn lại: Đi bộ ngao du có tác dụng rèn luyện sức khỏe.
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Đi bộ ngao du tạo nên tinh thần thoải mái, không bắt buộc, không phụ thuộc
– Muốn đi, muốn dừng nhiều tùy ý (quan sát khắp nơi, quay phải quay trái, men theo dòng sông, tham quan mỏ đá, vào hang động…)
– Không phụ thuộc vào con người, phương tiện (phu ngựa và ngựa trạm)
– Không phụ thuộc vào đường xá lối đi, chỉ phụ thuộc vào bản thân mình.
– Thoải mái hưởng thụ tự do trên đường đi.
– Để giải trí, học hỏi, vận động, làm việc. Bởi vậy sẽ không bao giờ chán.
=> Thỏa mãn nhu cầu hòa hợp với thiên nhiên, đem lại cảm giác tự do thưởng ngoạn cho con người. Đó cũng là quan niệm giáo dục và phương pháp giáo dục của Ru-xô.
2. Đi bộ ngao du đem lại cơ hội trau dồi kiến thức, hiểu biết
– Đi như các nhà triết học lừng danh: Ta-let; Pla-tông; Pi-ta-go…
– Xem xét tài nguyên phong phú trên mặt đất.
– Tìm hiểu các sản vật nông nghiệp và cách trồng trọt chúng.
– Sưu tầm các mẫu vật phong phú, đa dạng của thế giới tự nhiên.
– Cách nêu dẫn chứng dồn dập liên tiếp bằng kiểu câu khác nhau: khi thì so sánh, khi thì nêu cảm xúc; khi lại nêu câu hỏi tu từ; hoặc lại nói về kết quả sưu tập tự nhiên của chú học trò Ê-min.
=> Mở mang năng lực khám phá đời sống. Mở mang tầm hiểu biết. Làm giàu trí tuệ. Đầu có được sáng láng.
3. Đi bộ ngao du có tác dụng rèn luyện sức khỏe
– “… Đi bằng phương tiện mà tinh thần buồn bã, ngược lại đi bộ sảng khoái, vui tươi. Cảm giác thèm ăn, thèm ngủ, muốn nghỉ ngơi thoải mái sau mỗi chuyến đi bộ đã khẳng định ích lợi của nó”.
– Chứng minh luận điểm bằng cách só ánh với việc đi xe ngựa. Cảm giác thèm ăn, thèm ngủ, muốn nghỉ ngơi thoải mái sau mỗi chuyến đi bộ đã khẳng định lợi ích của việc đi bộ ngao du đã tăng cường sức khỏe và tinh thần cho con người.
=> Nâng cao sức khỏe và tinh thần, khơi dậy niềm vui sống, tính tình được vui vẻ.
III. Tổng kết
1. Nội dung
Từ những điều mà Đi bộ ngao du đem lại như tri thức, sức khỏe, cảm giác thoải mái, nhà văn thể hiện tinh thần tự do dân chủ – tư tưởng tiến bộ của thời đại.
2. Nghệ thuật
– Dẫn chứng vào bài tự nhiên, sinh động, gắn với thực tiễn cuộc sống.
– Xây dựng các nhân vật của hoạt động giáo dục, một thầy giáo và một học sinh.
– Sử dụng đại từ nhân xưng “tôi”, “ta” hợp lý gắn kết nội dụng mang tính khái quát kiến thức mang tính trải nghiệm của bản thân người viết, làm cho luận điểm thêm thuyết phục.