Truyện cổ tích “Thạch Sanh” với hình ảnh chàng dũng sĩ chất phác, thật thà, dũng cảm đã thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của cái thiện. Hãy cùng Hocnguvan.vn ôn tập lại các nội dung chính của văn bản Thạch Sanh. Hi vọng bài ôn tập này sẽ hữu ích đối với thầy cô và các em trong quá trình ôn tập Văn 6.

I. Tìm hiểu chung

1. Kiểu nhân vật

Kiểu nhân vật dũng sĩ: có sức khỏe, có tài năng; vượt qua bao chiến công, thử thách để tìm được hạnh phúc đích thực của mình.

2. Bố cục

– 3 phần:

+ Từ đầu à mọi phép thần thông: nguồn gốc, xuất thân của Thạch Sanh

+ Phần tiếp theo đến rồi kéo nhau về nước : các chiến công của Thạch Sanh

+ Câu cuối: hạnh phúc mà nhân vật tìm được

=> Phần thân truyện có thể được chia thành các chặng: kết nghĩa; diệt chằn tinh, bị cướp công; diệt đại bàng, cứu công chúa, lại bị cướp công; bị vu oan, vào tù; được giải oan; chiến thắng quân mười tám nước chư hầu

=> Bố cục giúp người đọc thấy rõ đặc điểm của truyện cổ tích về nhân vật dũng sĩ: Vượt qua rất nhiều thử thách, lập chiến công.

=> Hầu hết truyện cổ tích đều có bố cục như vậy: giới thiệu về lai lịch, xuất thân của nhân vật à nhân vật trải qua thử thách à kết thúc có hậu.

II. Đọc – hiểu văn bản

1. Nhân vật Thạch Sanh

a/ Nguồn gốc, xuất thân của người dũng sĩ: vừa bình thường lại vừa phi thường

=> Nhân dân vừa muốn tô đậm hình ảnh đẹp đẽ về những người anh hùng (người anh hùng là người phi thường ngay từ trong nguồn gốc) lại vừa ước mong có được những người anh hùng bình dị trong cuộc sống đời thường.

– Thạch Sanh tuy là thái tử đầu thai (nhân vật dũng sĩ phi thường từ ngay trong nguồn gốc) nhưng lại có xuất thân giống như kiểu nhân vật bất hạnh => nhân dân ta luôn hướng tới những nhân vật nhỏ bé, bất hạnh.

=> Quan niệm của nhân dân:

– Người anh hùng toàn thiện, toàn mĩ

– Luôn hướng tới những con người bất hạnh.

b/ Người dũng sĩ trên hành trình kiếm tìm hạnh phúc

– Trên hành trình kiếm tìm hạnh phúc, chàng dũng sĩ Thạch Sanh phải trải qua bao khó khăn, thử thách:

+ Bị lừa, giết chằn tinh

+ Giết đại bàng, bị lấp hang

+ Bị vu oan

+ Đánh nhau với quân mười tám nước chư hầu

=> Nhưng bằng sự dũng cảm, sức mạnh, lòng mưu trí của mình, chàng đã vượt qua mọi khó khăn, thử thách và lập được nhiều chiến công: chiến công với xóm làng, với nhân dân, với đất nước. Độ khó của thử thách, ý nghĩa của chiến công ngày càng tăng. Qua những thử thách, người anh hùng bộc lộ những phẩm chất đẹp đẽ của mình.

*  Thạch Sanh giết chằn tinh

– Thạch Sanh giết chằn tinh trong hoàn cảnh bị lừa đi canh miếu => không hề có sự phòng bị, hoàn toàn bất ngờ

–  Phẩm chất của Thạch Sanh: tốt bụng (Lý Thông nhờ liền vui vẻ nhận lời), cả tin (Lý Thông nói liền tin), dũng cảm, sức mạnh, tài phép phi thường (không núng, chỉ một lúc đã xả xác con quái vật ra làm hai).

=> Mang lại sự bình yên cho xóm làng.

*Thạch Sanh giết đại bàng

– Vẫn tiếp tục thể hiện sự dũng cảm, sức mạnh và tài phép; sự tốt bụng, cả tin của mình, nhưng ở thử thách này, Thạch Sanh còn cho người đọc thấy được việc chàng lập công hoàn toàn là vô tư, lập công vì chính nghĩa chứ không vì vụ lợi. Bởi vậy, chàng không tham lam, không nhận vàng bạc mà chỉ nhận một cây đàn rồi trở về sống dưới gốc đa.

=> Việc nhận phần thưởng sau khi lập công là việc xứng đáng với người dũng sĩ. Nhưng Thạch Sanh không nhận vàng bạc, bình thản trở về gốc đa để sống một cuộc sống nghèo khó khiến chúng ta càng thêm khâm phục, yêu mến. Cây đàn mà Thạch Sanh mang theo còn khiến cho hình ảnh chàng dũng sĩ trở nên thơ mộng, lãng mạn. Phải chăng, qua thử thách này, nhân dân ta muốn ca ngợi: người dũng sĩ chân chính phải là người chiến đấu về công lý chứ không vì bất cứ mưu lợi cá nhân nào, và ngoài việc chiến đấu, họ cũng có một tâm hồn thật nghệ sĩ.

*  Bị vu oan

– Lần này, Thạch Sanh không vượt qua thử thách bằng cung tên, bằng tài phép, chàng vượt qua bức tường ngục tù tưởng như không vượt qua nổi bằng chính tiếng đàn kì diệu của mình.

=> Nhân vật tài hoa, ung dung trước khó khăn, thử thách.

Hẳn tiếng đàn của Thạch Sanh phải réo rắt, du dương, sống động, phải kể được mọi nỗi niềm của kẻ bị oan khuất mới có thể khiến cho công chúa nhận ra chàng dù cách mấy bức tường cung cấm. Thạch Sanh không chỉ là người dũng sĩ, chàng còn là một nghệ sĩ, người nghệ sĩ đích thực với tiếng đàn lay động lòng người. Hơn nữa, người có thể gẩy được đàn trong hoàn cảnh ngục tù cũng chỉ có thể là người vô cùng dũng cảm, hoặc là người vô cùng tin tưởng vào công lí, vào sự trong sạch của bản thân mình.

=> Khi được giải oan, Thạch Sanh hiểu ra sự độc ác của Lí Thông. Nhưng chàng lại tha cho mẹ con Lí Thông. Chi tiết ấy giúp ta hiểu được Thạch Sanh có lòng vị tha, bao dung vô cùng.

* Thạch Sanh đánh lui quân mười tám nước chư hầu

– Thạch Sanh dùng tiếng đàn để đánh tan ý chí chiến đấu và dùng niêu cơm để thu phục lòng người

=> không dùng vũ khí, chiến thắng bằng lòng vị tha, nhân hậu

Khi đối diện với yêu quái, Thạch Sanh dũng mạch diệt trừ chúng. Nhưng khi đối diện với những con người, dù tham làm, độc ác như Lí Thông hay hung hăng như quân mười tám nước chư hầu, Thạch Sanh đều không dùng đến vũ khí, dùng sức mạnh. Giữa con người với con người, chàng luôn bao dung.

c/ Hạnh phúc xứng đáng dành cho người dũng sĩ

– Thạch Sanh lên ngôi vua à Phần thưởng cao nhất, xứng đáng nhất dành cho người dũng sĩ.

=> niềm tin của nhân dân: ở hiền gặp lành

* Bảng tổng kết: Những thử thách, chiến công của nhân vật Thạch Sanh

STT Thử thách Chiến công Phần thưởng Vũ khí Nhận xét
1 Bị lừa đi canh miếu Giết chằn tinh, mang lại hòa bình cho làng xóm. Cung tên vàng Búa – Thử thách bất ngờ, không có sự chuẩn bị trước.

– TS bình tĩnh, dũng cảm, có sức mạnh và tài phép phi thường.

– Công cụ lao động cũng có thể diệt trừ cái ác.

2. Giết đại bàng Cứu công chúa, cứu con vua Thủy Tề; mang lại bình yên cho những gia đình. Chiếc đàn. Cung tên – Thạch Sanh dũng cảm, nhiều tài phép, cả tin.

– Không tham lam, không vụ lợi.

– Tâm hồn nghệ sĩ.

3. Bị vu oan Chiếc đàn – Dũng cảm, tin tưởng vào công lý, tin tưởng vào bản thân.

– Tâm hồn nghệ sĩ, tài hoa.

– Tha cho mẹ con Lý Thông à bao dung.

4. Đánh quân mười tám nước chư hầu. Đánh lui quân chư hầu, mang lại hòa bình cho đất nước. Cưới công chúa, lên ngôi vua. Niêu cơm thần, cây đàn thần. – Chiến thắng bằng lòng vị tha, nhân hậu.

– Niêu cơm: khát vọng ấm no; yêu chuộng hòa bình; lòng nhân ái.

– Tiếng đàn thần: tiếng đàn tình yêu; tiếng đàn công lý; tiếng đàn chính nghĩa; tiếng đàn yêu chuộng hòa bình.

2. Nhân vật Lý Thông

– Nhân vật ác >< Thạch Sanh: thiện

– Lý Thông: vụ lợi, tham lam, ích kỉ, độc ác

Cái ác trong TCT không đơn thuần chỉ là ác độc mà còn có rất nhiều đặc điểm kèm theo: xấu xa, ích kỉ, tham lam

– Nhân vật Lý Thông là minh chứng cho quan niệm dân gian: ác giả ác báo. Thạch Sanh đã tha cho mẹ con Lý Thông nhưng vì sao tác giả dân gian vẫn để cho Lí Thông phải chết => cái ác phải được trừng phạt

III. Tổng kết

1. Nội dung

– Truyện ngợi ca những chiến công rực rỡ  và những phẩm chất cao đẹp của người anh hùng.

– Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng của cái thiện đối với cái ác, về chính nghĩa thắng gian tà, hòa bình thắng chiến tranh.

– Đồng thời, qua tác phẩm này, chúng ta còn hiểu được lí tưởng nhân đạo và yêu hòa bình của nhân dân ta

2. Nghệ thuật

– Chi tiết tưởng tượng, thần kì độc đáo, giàu ý nghĩa

– Hệ thống nhân vật đối lập, tương phản