Nội dung bài viết
I. Tìm hiểu chung
1. Đọc
2. Bố cục: 3 phần
+ Từ đầu đến “nằm đấy”: Gióng sinh ra và lớn lên kì lạ.
+ Tiếp theo đến “từ từ bay lên trời”: Gióng đánh giặc cứu nước
+ Còn lại: Gióng sống mãi trong lòng dân tộc
II. Đọc – hiểu chi tiết
1. Gióng sinh ra và lớn lên kì lạ
– Sự ra đời kì lạ: mẹ Gióng đặt chân vào vết chân to, thụ thai mười hai tháng.
=> Sự ra đời của Gióng vừa bình thường lại vừa phi thường:
+ Bình thường: Gióng là con của người nông dân chân chất, hiền lành.
+ Phi thường vì: cách thức và thời gian thụ thai.
=> Thánh Gióng vừa là con của người – người nông dân chân chất, bình dị, vừa là con của Thần. Đó là sự kết hợp giữa cái bình dị và phi thường.
– Gióng lớn lên kì lạ: lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu, nằm đấy.
=> Sự lớn lên kì lạ nhấn mạnh sự khác thường của Gióng; tạo nhiều thắc mắc cho người đọc, khiến câu chuyện sau này càng bất ngờ
=> Quan niệm của dân gian: người anh hùng phải là người phi thường từ trong nguồn gốc, xuất thân. Nhưng người anh hùng không ai khác, chính là những con người được sinh ra và lớn lên trong lòng nhân dân.
2. Gióng đánh giặc cứu nước
a. Chuẩn bị đánh giặc
– Ba năm không nói, không cười, nhưng nghe thấy tiếng sứ giả rao tìm người tài giỏi cứu nước, Gióng lập tức cất tiếng nói => người anh hùng đã đến lúc thực hiện sự mệnh của mình => tiếng nói của lòng yêu nước, của sức mạnh tự cường.
– Bà con vui lòng góp gạo nuôi Gióng => tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái; lòng yêu nước của nhân dân ta
– Sứ giả mang roi sắt, ngựa sắt, áo giáp sắt đến, Gióng vươn vai thành tráng sĩ.
=> Gióng đã có đầy đủ sức mạnh từ sự đoàn kết, đồng lòng của triều đình – nhân dân.
b. Gióng đánh giặc
– Hình ảnh Gióng đánh giặc thật dũng mãnh. Sức mạnh của Gióng, cũng là sức mạnh của toàn dân tộc đã khiến cho giặc chết như rạ.
– Roi sắt gẫy, Gióng nhổ tre đánh giặc => sự nhanh trí, dũng cảm của người anh hùng; cả cây cỏ của quê hương cũng góp sức đánh giặc; tre cũng là tượng trưng cho người Việt Nam => cả dân tộc góp sức cùng Gióng đánh giặc.
– Gióng đánh thắng giặc, cởi bỏ áo giáp sắt, một mình một ngựa bay về trời => bất tử hóa hình ảnh người anh hùng; Gióng không màng danh lợi; cởi áo giáp – mong muốn chiến tranh vĩnh viễn không còn.
3. Gióng sống mãi trong lòng dân tộc
– Vua phong Gióng là Phù Đổng Thiên Vương, lập đền thờ
– Những dấu tích của trận chiến hào hùng vẫn còn: tre bị phun lửa vàng óng, ao hồ, làng Cháy => chi tiết có liên quan đến lịch sử, chân thực; là những lí giải rất thú vị của cha ông ta về những sự vật, hiện tượng.
III. Tổng kết
1. Nội dung
– Truyện ca ngợi Thánh Gióng – biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước
– Thể hiện qua niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm
2. Nghệ thuật
Giàu chi tiết kì ảo