Tao ĐànDựa vào một kịch bản cũ (Cái nồi của Plaude), Molière xây dựng một điển hình cho sự lam tham và tha hóa của bản chất con người trước đồng tiền. Đồng tiền của xã hội tư bản hủy hoại tư cách, giết chết tình cảm và đoạn tuyệt những mối quan hệ của con người, mà trong trường hợp này là nhân vật chính của vở kịch- Harpagon. 

Molière (1622 – 1673) là diễn viên, nhà thơ và xuất sắc hơn cả trong vai trò nhà soạn kịch. Ông là tên tuổi lớn của chủ nghĩa cổ điển Pháp, của lịch sử văn học Pháp và lịch sử sân khấu thế giới. Molière mang đến cho văn đàn Pháp một hơi thở mới, hài kịch cổ điển. Molière kế tục và phát huy mạnh mẽ hài kịch dân gian Pháp. Với Molière, hài kịch đã đạt đến đỉnh cao của nó, đủ tư cách đứng ngang hàng với bất cứ thể lại sáng tác nào khác.

Vở kịch Lão hà tiện được diễn lần đầu vào ngày 09-09-1668 trên sân khấu Hoàng cung. Ban đầu, vở kịch không được hoan nghênh vì kịch viết bằng văn xuôi không hợp với thị hiếu thẩm mỹ đương thời. Nhưng dần về sau, vở kịch đã chinh phục được khán giả bằng nội dung xã hội sâu xa và nghệ thuật gay cười đặc sắc. Lão hà tiện không phải sáng tạo riêng của Molière mà là đề tài được mượn từ vở kịch Cái nồi của Plaude- nhà hài kịch lớn của La Mã cổ đại. Sáng tạo của Molière tập trung ở ý nghĩa xã hội, sự trào phúng nhưng cũng đầy chua cay. Lão hà tiện của Molière đã xây dựng được hình tượng bất hủ về sự tha hóa của con người trước đồng tiền của tư bản chủ nghĩa.

Cuộc sống chỉ xoay quanh đồng tiền

Harpagon mang đậm tính chất của giai cấp tư sản cuối thế kỉ XVII, lão xem tiền là quan trọng hơn cả, hơn con cái và hơn tình yêu của mình. Harpagon là đại diện cho cả một thời đại- thời đại mà vàng có một thế lực to lớn và dường như đang thống trị hết thảy. Lão yêu vàng, lão khát vàng và muốn vàng hơn bất kì thứ gì khác. 

Phương pháp làm giàu của Harpagon- cho vay lãi nặng, là phương pháp tích lũy sơ khai của tư bản. Harpagon là một con người quỷ quyệt, lão cho vay lãi cao mà tiền thì lại không giao đủ, thay vào đó phần tiền kia được lão đổi thành một mớ hỗn độn các thứ không giá trị. Đã thế, gã còn đạo đức giả rằng mình phải đi vay mới có tiền cho mượn, thể hiện rằng lão rất đồng cảm với người vay tiền, bên cạnh đó, lão còn giấu mặt để tránh khỏi những rắc rối sau này. Lão đã làm mọi thứ để để mang đến lợi ích nhiều nhất có thể cho bản thân. Người vay không trả được, người vay bất mãn, …đó là chuyện của lão sao? Không phải. Chuyện của lão chỉ lên quan đến tiền, không là gì ngoài tiền. 

Những tính toán của lão rất chu đáo và chắc chắn, thể hiện rất chân thật bộ mặt tham lam và tàn ác của tư sản giai đoạn đầu sống bằng nghề cho vay nặng lãi. Rõ ràng, Harpagon mang cung cách của một anh nhà giàu mới phất nhưng vẫn còn giữ lại những thói keo bẩn, bóc lột của địa chủ phong kiến.

Tình thân không còn địa vị

Tình cha con của Harpagon cũng chẳng lớn lao là mấy. Cũng không chắc lão có yêu các con của mình không, mà nếu có, thì nó cũng không lớn bằng tình yêu lão dành cho tiền được. 

Thói tham lam đã làm cho Harpagon vô lương tâm thậm chí vô liêm sỉ. Lão chẳng bận tâm đến con gái mình đến tuổi lấy chồng, mà chỉ bận tâm đối tượng có cần của hồi môn không. Lão chẳng vui vẻ gì khi phải bỏ tiền để gả con gái đi. Rõ là vụ làm ăn lỗ vốn. Thế nên, lão đã tìm đối tượng kết hôn cho con gái mình là một ông già đã ngoài ngũ tuần, bởi lão này vừa giàu vừa góa vợ vừa không có con cái. Mà quan trọng nhất là người này không cần của hồi môn. Lão cứ nhắc đi nhắc lại việc này mãi, có thể thấy lão rất ưng lòng về chuyện này. 

Và tính chuyện con gái rồi, thì tính chuyện con trai luôn thể, lão định cưới cho con trai mình một bà góa giàu có. Đối tượng không tốt tốt thì đã sao, già thì làm sao nào giàu thì được rồi, lão thích thế. Con trai lão đi vay nặng lãi, lão tức giận lắm. Không phải vì con lão hư hỏng mà là vì nó phá của, tiêu xài hoang phí những đồng tiền mà lão cũng chẳng nỡ tiêu. Với lão ta, của trọng hơn người. Danh dự, tiếng tăm hay tình cha con cũng chẳng quan trọng nữa.

Harpagon là một người không làm chủ được bản thân mình, lão bị đồng tiền chi phối trở thành một gã nô lệ đáng khinh và đáng thương của đồng tiền. Marx đã từng nói rằng “anh càng có của nhiều bao nhiêu thì anh càng làm người ít bấy nhiêu” điều này rất xác đáng cới trường hợp Harpagon. 

Thói tham lam và keo kiệt của lão làm thay đổi những quan hệ tự nhiên nhất trong đời sống con người. Quan hệ cha con trong Lão hà tiện chỉ là những môi quan hệ của tiền bạc. Molière vạch trần bộ mặt của giai cấp tư sản Pháp đương thời, khi nó vừa mới hình thành. Molière giễu cái tham tiền đến đáng sợ của giai cấp tư sản trong nhiều cung bậc của tiếng cười, Molière đã phản ánh cái bi đát của cuộc sống- sự tha hóa của con người trước đồng tiền, dưới hình thức của một vở hài kịch. 

Bi kịch trong tiếng cười

Người có nhiều tiền thì càng yêu tiền. Đó chính là sự thật xã hội, và cũng là bi kịch xã hội. Harpagon được Molière xây dựng để nói lên bị kịch ấy trong những tình huống mang tính hài. Chủ nghĩa tư bản tạo ra vật chất cải thiện đời sống vật chất nhưng lại tạo ra những nỗi bi-hài trong đơi sống tinh thần. 

Từ nghèo khổ hưởng thụ cuộc sống giàu sang thì dễ nhưng từ giàu có mà trở nên bần hàn thì cuộc sống khó khan biết bao. Thế nên con người tham luyến vật chất, ước ao hưởng thụ và cũng rất lo lắng phải mất đi nó. Harpagon đã thể hiện hoàn toàn những mặt ấy qua những biểu hiện trái chiều: lão giàu có nhưng lại quá đỗi bần tiện, lão vui vẻ vì có tiền nhưng lại lao được lo mất, nghi ngờ khắp nơi, vừa ham tích lũy vừa thích khoái lạc, …

Tại đây, Molière không đơn giản chế giễu một con người, một thói xấu mà là cả một giai cấp- giai cấp tư sản buổi sơ khai khi vừa mới hình thành. Molière cười cái xã hội ngày càng xấu xa, cười những con người lố bịch; cười một cách trào phúng, mỉa mai nhưng cũng đầy cay đắng. Những chi tiết trong vở kịch vừa hài hước lại vừa bi kịch: vì tiền Harpagon hi sinh hạnh phúc con cái, vì tiền mà hai cho Harpagon và Cléante sỉ vả nhau, vì tiền mà Cléante nguyền rủa cha chết sớm, vì tiên mà cô nàng Mariane trở nên nhẫn nhục… Tát cả, cũng chỉ vì một chữ tiền. 

Có một câu nói mà hiện nay ai cũng quen thuộc: tiền không là tất cả, nhưng bạn sẽ chẳng có gì cả nếu không có tiền. đồng tiền không phải vạn năng, nhưng gần như là vạn năng và với Harpagon thì tiền là tất cả. Chúng ta bây giờ vẫn thường nói, tiền không mua được hạnh húc. Nhưng dường như với Harpagon thì tiền mới là hạnh phúc của lão. Lão cảm thấy cô đơn hoàn toàn, chẳng còn gì hạnh phúc khi lão bị mất cái trap bạc. lão yêu tha thiết những đồng vàng, tình yêu của lão với cô nàng trẻ tuổi Mariane chẳng là gì cả, lão yêu gì khi mà vẫn ngại cô ta nghèo, ngại ít của hồi môn.

Nhà soạn kịch đứng ở góc độ của người lao động (bác cả Jacque, La Flèche) để nhìn vào cách sống kệch cỡm, tham lam,.. của các nhà tư sản. Điều này đã mang lại tính nhân dân cho tác phẩm Molière. Ông không đứng ở lập trường quân chủ, quý tộc để nhìn sự ra đời của tư sản- một giai cấp mới rõ là không hòa hợp với bộ máy phong kiến. Nếu nhìn dưới góc nhìn quân chủ và quý tộc này thì đây chẳng qua là mâu thuẫn giữa những người tranh đoạt tư cách thống trị; giữa giai cấp cũ không có lợi thế kinh tế nhưng vẫn nắm quyền và giai cấp mới ra đời rõ là biết kiếm tiền nhưng vẫn không có được lợi thế vầ chính trị. Nếu chỉ vây thì nó chỉ là mâu thuẫn của những nhà cầm quyên và muốn cầm quyên mà thôi. Nó không thể nêu lên rõ nét bi kịch xã hội. Nếu một anh quý tộc cười một anh tư sản thì sẽ chỉ là cười bọn không có địa vị mà thôi. 

Thế nhưng, Molière đứng ở góc đọ người lao động để nhìn, và ông cười cùng họ những kệch cỡm và ti tiện, cười những keo bẩn và tín toán chi li nhưng lại học đòi cao sang và hưởng thụ của giai cấp mới hình thành này. Tuy thân phận hèn mọn, nhưng những người lao động này lại mang những phẩm cách tốt, họ hàm hậu, thật thà, biết biểu dương cái đúng và phê phán cái sai. Họ đã mang lại cho sân khấu những tiếng cười và lẫn tin tưởng. Thể hiện rõ tính nhân dân trong tác phẩm.