Nội dung bài viết
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
– Huy Cận (1919 – 2005), tên khai sinh là Cù Huy Cận, là một trong những nhà thơ xuất sắc của phong trào Thơ mới. Ông sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo gốc nông dân dưới chân núi Mồng Gà, bên bờ sông Ngàn Sâu (thượng nguồn sông La) ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn sau đó thuộc huyện Đức Thọ (nay là xã Ân Phú, huyện Vũ Quang), tỉnh Hà Tĩnh.
– Ông lúc nhỏ học ở quên, sau vào Huế học Trung học, đậu tú tài Pháp, rồi ra Hà Nội học trường Cao đẳng Canh nông. Trong thời gian học Cao đẳng, ông ở phố Hàng Than cùng Xuân Diệu. Từ năm 1942, ông tham gia phong trào sinh viên yêu nước và Mặt trận Việt Minh, Huy Cận đã tham dự Quốc dân đại hội ở Tân Trào (tháng 8 năm 1945) và được bầu vào Ủy ban Giải phóng (tức Chính phủ Cách mạng lâm thời sau đó). Huy Cận cũng từng cộng tác với nhóm Tự Lực Văn Đoàn.
– Trong những năm 1945 – 1946, ông là Ủy viên Ban thanh tra đặc biệt của Chính phủ. Sau này ông làm Thứ trưởng Bộ Văn hóa, rồi Bộ trưởng đặc trách Văn hóa Thông tin trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phụ trách các công tác văn hóa và văn nghệ. Từ 1984, ông là Chủ tịch Ủy ban Trung ương Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam. Ngoài ra, ông còn là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I, II và VII. Tháng 6 năm 2001, ông được bầu là Viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ Thế giới.
– Huy Cận có thơ đăng báo từ 1936, cho in tập thơ đầu Lửa thiêng năm 1940 (gồm những bài đã đăng báo, khoảng 1936-1940) và trở thành một trong những tên tuổi hàng đầu của phong trào Thơ mới lúc bấy giờ. Bao trùm Lửa Thiêng là một nỗi buồn mênh mang da diết. Thiên nhiên trong tập thơ thường bao la, hiu quạnh, đẹp nhưng thường buồn. Nỗi buồn đó dường như vô cớ, siêu hình nhưng xét đến cùng, chủ yếu là buồn thương về cuộc đời, kiếp người, về quê hương đất nước. Hồn thơ “ảo não”, bơ vơ đó vẫn cố tìm được sự hài hòa và mạch sống âm thầm trong tạo vật và cuộc đời. Trong Kinh cầu tự (1942, văn xuôi triết lý) và Vũ trụ ca (thơ đăng báo 1940-1942), Huy Cận đã tìm đến ca ngợi niềm vui, sự sống trong vũ trụ vô biên song vẫn chưa thoát khỏi bế tắc.
– Các tập thơ của Huy Cận sau Cách mạng tháng 8: Trời mỗi ngày lại sáng (1958), Đất nở hoa (1960), Bài thơ cuộc đời (1963), Hai bàn tay em (thơ thiếu nhi, 1967), Những năm sáu mươi (1968), Chiến trường gần đến chiến trường xa (1973), Họp mặt thiếu niên anh hùng (1973), Những người mẹ, những người vợ (1974), Ngày hằng sống ngày hằng thơ (1975), Ngôi nhà giữa nắng (1978), Hạt lại gieo (1984)…
– Huy Cận đã được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I – năm 1996).
2. Hoàn cảnh sáng tác
– Năm 1939 vào một chiều thu, Huy Cận đứng ở bờ năm bến Chèm (Hà Nội), lặng ngắm toàn cảnh sông Hồng mênh mông tĩnh vắng, chạnh nhớ tới kiếp người nhỏ bé nổi trôi giữa dòng đời vô tận. Một nỗi buồn ngờm ngợp dấy lên từ đáy hồn thi sĩ, bủa trùm trời đất và lòng người. Nỗi buồn vừa gợi cảm hứng sáng tác, vừa là cốt lỗi của cảm xúc thơ.
– Huy Cận đã từng tâm sự: Trước cách mạng tôi thường có thú vui vào chiều chủ nhật hàng tuần đi lên vùng Chèm, vẽ để ngắm cảnh Hồ Tây và sông Hồng. Phong cảnh sông nước đẹp gợi cho tôi nhiều cảm xúc. Tuy nhiên bài thơ cũng không chỉ do sông Hồng gợi cảm mà còn mang cảm xúc chung về những dòng sông khác của quê hương.
3. Chủ đề
– Đến với Tràng Giang ta như đến với một bức tranh thiên nhiên sông nước hầu như đã trở thành cổ điển, mà linh hồn của nó là một nỗi buồn đìu hiu mênh mang. Qua nỗi nhớ khổ thơ, tác giả điểm thêm một nét buồn nào đó.
– Tất cả những nét buồn ấy trở đi trở lại vẫn là bát ngát mênh mông mà hoang vắng và có một cái gì đó tàn lụi, cô đơn, bơ vơ trôi nổi, chia lìa, phiêu bạt. Đây là nỗi buồn cô đơn rợn ngợp của cá thể nước trước không gian ba chiều bao la, luôn luôn có niềm khao khát hào hợp cảm thông giữa người và người trong tình đất nước và tình nhân loại.
II. Trọng tâm kiến thức
1. Không gian dòng sông và tâm trạng nhà thơ trong buổi chiều thu
– Khổ thơ đầu tiên gợi ra cảnh sông nước mênh mông và nỗi buồn điệp điệp:
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song.
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
+ Hình ảnh sóng gợn trên sông rộng, liên tiếp nhau, xô đuổi nhau loang xa đến tận chân trời làm nảy sinh nỗi buồn triền miên kéo dài theo không gian và thời gian. Câu thơ đầu cho thấy không gian mở ra theo chiều rộng.
+ Hình ảnh con thuyền xuôi mái chèo trôi theo dòng nước song song gợi ra kiếp người nhỏ bé, đơn côi. Câu thơ cho thấy không gian mở ra theo chiều dài. Phép đối lập giữa thuyền về – nước lại gợi ra sự chia lìa, tan tác, khơi dậy nỗi sầu trăm ngả.
+ Hình ảnh cành củi khô trôi trên sông là một sáng tạo độc đáo của tác giả. Nghệ thuật đảo ngữ nhán mạnh hơn nỗi buồn của thi nhân về kiếp người nhỏ bé, cô đơn, lạc lõng trước cái vô thủy vô chung của vũ trụ. Khổ thơ vẽ ra cảnh sông nước bao la nhưng rời rạc, hờ hững.
+ Những hình ảnh nước, thuyền, sầu trăm ngả, buồn điệp điệp, lạc mấy dòng không hứa hẹn sự gặp gỡ, hội tụ mà chỉ là chia lìa, tan tác, thấm đẫm nỗi buồn.
– Khổ thơ tiếp theo thể hiện nooxii buồn thấm sâu vào cảnh vật và nỗi rợn ngợp trước không gian mênh mông:
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.
+ Từ láy lơ thơ và đìu hiu gợi ra sự thưa thớt, hoang vắng, hiu hắt, buồn bã. Chợ chiều càng gợi lên nỗi buồn nhớ.
+ Đâu là đâu có (không có) tiếng chợ chiều từ một làng xa xôi nào đó vọng lại nhưng cũng có thể là đâu đó (có) tiếng chợ chiều từ một làng xa nào đó vọng lại. Có thể phủ định nhiều hơn là khẳng định: ngay cả tiếng chợ chiều đã vãn ở một làng xa nào đó cũng không có, tất cả đều vắng lặng, cô tịch. Từ đó càng khắc sâu nỗi buồn, hoang vắng.
+ Các động từ, tính từ ngược hướng xuống – lên, dài – rộng – sâu làm cho không gian được mở ra ba chiều: cao – rộng – sâu. Cụm từ sâu chót vót đầy sáng tạo gợi liên tưởng chiều cao vô tận, thăm thẳm, hun hút không cùng.
=>Khổ thơ vẽ ra một bức tranh với không gian vô cùng im ắng, không một tiếng động, một bóng người và cũng rộng lớn vô cùng. Không gian càng rộng, càng cao, càng sâu thì cảnh vật càng thêm vắng lặng, mênh mông. Theo đó, con người càng trở nên bé nhỏ, bị rợn rợp trước vũ trụ rộng lớn, vĩnh hằng.
2. Nỗi niềm yêu nước thầm kín thiết tha
– Khổ thơ thứ ba gợi ra khung cảnh sông nước mênh mông và nỗi buồn điệp điệp. Khổ thơ tiếp theo thể hiện nỗi buồn thấm sâu vào cảnh vật và nỗi rợn rợp trước không gian mênh mông. Hai khổ thơ cuối gợi ra nỗi buồn nhớ quê hương da diết của nhà thơ.
– Khổ thơ thứ ba gợi ra khung cảnh vắng lặng và nỗi buồn nhân thế:
Bèo giạt về đâu, hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.
+ Hình ảnh cánh béo trôi dạt trên sông là biểu tượng cho những kiếp người chìm nổi, lưu lạc, bơ vơ. Điệp từ không ddax hai lần phủ định nhằm khẳng định. Không có một chuyến đò ngang nỗi đôi bờ và cũng không có một chiếc cầu bắc ngang qua sông càng nhấn mạnh, khẳng định không có sự giao hòa, gần gũi, gắn bó giữa con người với con người. Từ đó, bộc lộ cái tôi cô đơn, trống vắng, khát khao những dấu hiệu của sự sống, sự đồng cảm, hòa hợp giữa người với người.
+ Câu thơ cuối của khổ thơ vẽ ra cảnh chỉ có thiên nhiên (bờ xanh) với thiên nhiên (bãi vàng) nên càng gợi ra sự hoang vắng, vắng lặng. Nỗi buồn của nhà thơ trước cảnh vật gắn với nỗi buồn nhân thế, nỗi buồn trước cuộc đời.
– Khổ thơ cuối bộc lộ nỗi nhớ quê hương của nhà thơ:
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
+ Câu thơ đầu giùa sức gợi. Những đám mây trắng hết lớp này đến lớp khác như những búp bông trắng nở ra trên trời thu được ánh nắng chiều phản chiếu lấp lánh như những núi bạc. Cũng có thể hiểu mây trắng từng lớp từng lớp đùn lên những ngọn núi tạo hình như những núi bạc. Bức tranh thiên nhiên thật hùng vĩ, tráng lệ. Ở đây, Huy Cận học chữ đùn trong bản dịch bài Thu hứng của Đỗ Phủ – một nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc thời nhà Đường:
Lưng trời sóng gợn lòng sông thẳm
Mặt đất mây đùn cửa ải xa
+ Trên nền không gian hùng vĩ ấy, hình ảnh cánh chim nhỏ xuất hiện mở ra nhiều liên tưởng. Cánh chim nhỏ chao nghiêng như không chịu được sức nặng của bóng chiều buông xuống hay chỉ cần chim nghiêng cánh là cả bóng chiều sa xuống. Sự đối lập giữa bầu trời bao la, vũ trụ mênh mông với cánh chim bé nhỏ, đơn độc càng làm cho không gian rộng lớn hơn, hùng vĩ hơn và buồn hơn.
+ Hai câu thơ cuối gợi nhớ đến bài Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu thời nhà Đường:
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai
+ Thôi Hiệu nhìn khói sóng trên sông mà nhớ quê còn Huy Cận không cần có khói sóng để gợi nhớ, gợi nhắc mà lòng vẫn dờn dợn nỗi nhớ nhà. Từ dờn dợn có nghĩa là càng lúc càng trào dâng lên mãnh liệt như sóng nước. Nỗi nhớ của nhà thơ cũng như sóng nước dâng tràn, cuộn sóng. Nỗi nhớ ấy ắt phải da diết, thường trực và cháy bỏng hơn. Vì thế, nó hiện đại hơn.
=> Qua hai khổ thơ cuối, ta cảm nhận được Tràng Giang còn là một cõi quạnh hiu hoang vắng (Nguyễn Đăng Mạnh). Khổ thơ có sự kết hợp hài hòa giữa chất cổ điển và chất hiện đại.
III. Tổng kết
1. Nội dung
Bài thơ Tràng Giang mang phong vị cổ điển, đậm chất Đường thi, nhưng cũng rất gần gũi, quen thuộc với chúng ta. Qua nỗi buồn trước tạo vật, nhà thơ thầm kín gửi gắm nỗi nhớ nhà, nỗi buồn trước cảnh đất nước lầm than.
2. Nghệ thuật
– “Tràng giang” mang đậm phong vị cổ điển qua việc vận dụng nhuần nhuyễn thể thơ bảy chữ với cách ngắt nhịp, gieo vần, cấu trúc đăng đối, bút pháp tả cảnh ngụ tình, gợi nhiều hơn tả, những từ Hán Việt cổ.
– Song “Tràng giang” lại cũng rất mới qua xu hướng bày trực tiếp cái tôi trữ tình (buồn điệp điệp, sầu trăm ngả, không khói hoàng hôn cũng nhớ nhá) qua những từ ngữ sáng tạo mang dấu ấn cảm xúc cá nhân của tác giả (sâu chót vót, niềm thân mật, dợn dợn).