Ngày khai trường hàng năm đã trở thành ngày hội của toàn dân. Bởi ngày đó bắt đầu một năm học mới với bao mơ ước, bao điều mong đợi trước mắt các em. Không khí ngày khai trường thật náo nức với tuổi thơ của chúng ta. Còn các bậc làm cha làm mẹ thì sao? Họ có những tâm trạng gì trong ngày ấy? Bài Cổng trường mở ra mà chúng ta học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu được điều đó.
I. Tìm hiểu chung
- Tác giả: Đây là bài kí của tác giả Lý Lan trích từ báo “Yêu trẻ số 166 Thành phố Hồ Chí Minh – 1.9.2000”
- Tác phẩm
a. Liểu loại văn bản: Văn bản nhật dụng
b. Đại ý: Bài văn viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường lần đầu tiên của con.
c. Bố cục: 2 phần
+ Từ đầu -> bước vào : Nỗi lòng của mẹ
+ Còn lại : Cảm nghĩ của mẹ về Giáo dục
II. Tìm hiểu văn bản
- Nỗi lòng của mẹ
- Tâm trạng của mẹ:
+ Mẹ không ngủ được.
+ Hôm nay mẹ không tập trung được vào việc gì cả.
+ Mẹ lên giường trằn trọc.
+ Mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi
=> Tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm để làm nổi rõ tâm trạng thao thức, hồi hộp, suy nghĩ triền miên của người mẹ.
+ Vừa trăn trở suy nghĩ về con, vừa bâng khuâng nhớ về ngày khai trường năm xưa của mình.
+ Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng: “Hằng năm cứ vào cuối thu… Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”.
- Những việc làm của mẹ:
+ Mẹ chuẩn bị cho con: quần áo mới, cặp mới, giầy dép mới, tập vở mới,… tất cả đều sẵn sàng. => chu đáo.
+ Đắp mềm, buông mùng, ém chăn cẩn thận, lượm đồ chơi, nhìn con gủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con. => Mẹ chăm chút cho con từng li từng tí một.
=> Yêu thương con, hết lòng vì con. Người mẹ nào mà chẳng yêu con, quên mình vì con, chỉ mong con khôn lớn, thành đạt. Đó là đức hy sinh, là vẻ đẹp giản dị mà lớn lao của tình mẫu tử trong cách sống của người mẹ Việt Nam.
- Kỷ niệm quá khứ:
+ Nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới trường và nỗi chơi vơi hoảng hốt, khi cổng trường đóng lại.
=> Sử dụng một loạt từ láy gợi cả cảm xúc phức tạp, vừa vui sướng, lừa lo âu.
+ Dùng ngôn ngữ độc thoại làm nổi bật tâm trạng, tình cảm và những điều sâu thẳm khó nói bằng những lời trực tiếp.
=> Yêu thương con, hết lòng vì con, sẵng sàng hi sinh vì sự tiến bộ của con, tin tưởng vào vào tương lai của con. Qua tâm trạng của người mẹ trong bài văn chúng ta hiểu rằng người mẹ ấy nhớ những kỷ niệm xưa, không chỉ để sống lại tuổi thơ đẹp đẽ của mình mà còn muốn ghi vào lòng con những kỷ niệm đẹp ấy.
- Cảm nghĩ của người mẹ về giáo dục của nhà trường
+ “Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này”.
=> Không được phép sai lầm trong giáo dục. Vì giáo dục quyết định tương lai đất nước.
+ Bước qua cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra.
=> Khẳng định vai trò to lớn của giáo dục và tin tưởng ở sự nghiệp giáo dục của nước nhà.
+ Kết hợp hài hoà giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm làm nổi bật vẻ đẹp trong sáng, đôn hậu trong tâm hồn người mẹ.
+ Miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật với nhiều hình thức khác nhau : miêu tả trực tiếp, miêu tả qua so sánh, miêu tả hồi ức, sử dụng ngôn ngữ độc thoại bộc lộ chất trữ tình.
III. Tổng kết
- Nội dung: Thể hiện được tấm lòng yêu thương, tình cảm sâu lặng của người mẹ đối với con và vai trò quan trọng của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người.
- Nghệ thuật
+ Ngôn ngữ tâm tình, thiết tha, giản dị mộc mạc.
+ Miêu tả tâm trạng sâu sắc.