Có một nhà nho nổi tiếng học rộng tài cao, từng là đại quan triều Nguyễn, cuối đời ông từ quan về quê sống và làm thơ. Tuy ông sống cách chúng ta đã hơn một thế kỷ nhưng những tác phẩm của ông để lại khiến ta thực sự khâm phục một tài năng xuất khẩu thành chương. Ta cũng kính trọng ông bởi một quan niệm sống cao đẹp, một tâm hồn thanh cao, một tấm lòng nhân hậu thủy chung với bạn bè. Đó là nhà thơ Nguyễn Khuyến với bài thơ Bạn đến chơi nhà.
Nội dung bài viết
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
– Nguyễn Khuyến (1835-1909), quê ở Hà Nam.
– Ngay từ thuở nhỏ, ông nổi tiếng là thông minh, học giỏi, đi thi đỗ cả 3 kỳ: Hương, Hội, Đinh, do đó ông còn được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ.
– Nguyễn Khuyến là một nhà thơ lớn của dân tộc. Thơ ca của ông chủ yếu được sáng tác vào giai đoạn sau ngày cáo quan.
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác:
– Bài thơ được làm trong khoảng thời gian Nguyễn Khuyến đã từ bỏ công danh về sống thanh bạch nơi vườn cũ.
b. Thể thơ:
– Thất ngôn bát cú đường luật.
– Nhịp 4/3.
c. Bố cục: 3 phần:
– Phần 1: Câu 1: Cảm xúc khi bạn đến chơi nhà.
– Phần 2: 6 câu tiếp: Cảm xúc về gia cảnh
– Phần 3: Cảm xúc về tình bạn
II. Tìm hiểu văn bản
1. Cảm xúc khi bạn đến chơi nhà
– Thông báo có bạn đến chơi với giọng điệu hồ hởi, phấn khởi.
+ Thời gian: Đã bấy lâu => trạng ngữ chỉ thời gian: đã lâu lắm rồi nhà thơ chưa được gặp lại bạn, như một tiếng reo vui diễn tả sự xa cách nhớ mong, niềm xúc động, vui sướng vô hạn của nhà thơ khi gặp lại bạn.
+ Bác: Vốn là danh từ chỉ người, được dùng như đại từ => thái độ niềm nở, sự thân tình gần gũi kính trọng của tác giả với bạn.
=> Câu nhập đề tự nhiên như một lời nói mộc mạc, một tiếng reo vui, thể hiện sự thân tình, niềm xúc động vui sướng vô hạn của tác giả khi bạn đến chơi.
2. Cảm xúc về gia đình
– Hoàn cảnh khi bạn đến chơi nhà:
+ Muốn tìm trẻ để sai vặt, muốn đi chợ để mua thức ăn sang đãi bạn cho thịnh soạn.
=> Tác giả rất quí mến bạn, tình cảm rất chân thành, muốn thết đãi bạn thật thịnh soạn, chu đáo.
+ Có già, có cá nhưng không thể lấy được vì vượn rộng, rào thưa, sao sâu, nước cả.
+ Có cải, có cà, có bầu, có mướp nhưng cũng không thể dùng được vì chưa ra cây, mới nụ, vừa rụng rốn, đương hoa.
=> Hoàn cảnh rất éo le: Có vẻ như nhà thơ có rất nhiều thứ, nhưng thực ra lại chẳng có gì để tiếp đãi bạn. Tất cả mọi thứ đều ở thế tiềm năng, hoàn toàn khách quan, nằm ngoài ý muốn của chủ quan không thể lấy được và chưa thể dùng được.
– Nhịp 3/4 tạo âm hưởng nhịp nhàng, chậm rãi, khoan thai.
– Từ ngữ bình dị như cách nói hàng ngày + một loạt từ phut định để giãi bày cái khó của mình: không có vật chất để tiếp đãi bạn dù là vật chất thông thường nhất là miếng trầu.
– Bức tranh phong cảnh làng quê ở đồng bằng bắc bộ hiện lên thật sống động, gần gũi, quen thuộc, nếp sống thông dã bình dị chất phác cần cù.
=> Nhà thơ sống cuộc đời thanh bạch, gắn bó hòa hợp với thiên nhiên và làng quê. Đây cũng là thú vui tao nhã của các nhà nho chân chính ngày xưa: thứ điền viên. Tác giả lúc này đã cáo quan về ở ẩn, khước từ mọi lương bổng của triều đình, sống cuộc đời thanh bạch, không màng danh lợi
– Câu 7 tiếp nối và mở rộng ý, khẳng định luôn cái không có đến tuyệt đối:
+ Miếng trầu là đầu câu chuyện, là thủ tục lễ nghi không thể thiếu trong đời sống người Việt, nó có mặt ở mọi hoạt động, là phương tiện xã giao để làm quen, gặp mặt => nhà thơ cũng không có.
+ Cố tình tạo nên 1 tình huống đặc biệt éo le là các nói hài nước, phóng đại cái nghèo, cái thiếu thốn, thể hiện sự hóm hỉnh, hài hước, yêu đời của một nhà nho thanh bạch.
=> Tác giả là một trọng tình nghĩa hơn vật chất, tình cảm với bạn chân thực, không khách sáo, tin tưởng vào sự cao cả của tình bạn trong sáng.
3. Cảm xúc về tình bạn
– Chữ “ta” xuất hiện lần 1: chủ nhà, nhà thơ.
– Chữ “ta” xuất hiện lần 2: khách – bạn.
– Quan hệ từ “với” liên kết 2 đại từ “ta”: chủ nhà và khách không còn khoảng cách, chỉ còn ta với ta, tuy 2 mà 1, hòa hợp, gắn bó, thân thiết.
=> Tất cả những gì không có ở sáu câu trên để đi đến khẳng định tình bạn đẹp đẽ vượt lên trên mọi lề thói lễ nghi thông thường, không mâm cao cỗ đầy. Ta đến với nhau với 1 tình cảm trong sáng, cao khiết.
III. Tổng kết
1. Nội dung
– Ca ngợi tình bạn đậm đà, trong sáng, chân thành thắm thiết, dân dã mà cảm động.
– Thể hiện quan niệm về tình bạn: Tình bạn trong sáng, chân thành không dựa trên vật chất tầm thường.
2. Nghệ thuật
– Sáng tạo tình huống; Lập ý bất ngờ.
– Vận dụng thể thơ điêu luyện, sáng tạo.
– Ngôn ngữ thuần Việt, giản dị, tự nhiên mà trong sáng nhuần nhuyễn, giọng thơ hóm hỉnh.