I. Tìm hiểu chung

– Giá trị nội dung

  • Suy tôn tài năng, phẩm chất của con người trong việc dựng xây đất nước.

– Giá trị nghệ thuật

  • Sử dụng chi tiết tưởng tượng kì ảo
  • Lối kể chuyện dân gian: Theo trình tự thời gian

II. Trọng tâm kiến thức

a. Vua chọn người nối ngôi

– Hoàn cảnh

  • Giặc ngoài đã yên, Vua có thể tập chung lo cho dân được no ấm
  • Vua đã già, muốn truyền ngôi.

– Ý định

  • Người nối ngôi phải nối được ý Vua, không nhất thiết phải là con trưởng.

– Hình thức

  • Lễ vật

⇒ Vua Hùng Vương là người sáng suốt, có cách riêng trong việc nhìn nhận, lựa chọn người tài đức.

b. Cuộc đua tài

– Các Lang suy nghĩ theo kiểu thông thường, hạn hẹp cho rằng ai chẳng vui lòng với cỗ ngon, vật lạ không hiểu ý vua cha.

– Lang Liêu được Thần giúp đỡ.

– Thần giúp đỡ Lang Liêu vì:

  • Chàng là người thiệt thòi nhất
  • Chàng là Lang nhưng chăm lo việc đồng áng. Phận của chàng gần gũi trong dân thường tuy thân là con Vua.
  • Chàng là người duy nhất hiểu được ý thần và thực hiện được ý Thần.

– Lang Liêu làm bánh

*/ Lang Liêu là người thông minh, có suy nghĩ sâu sắc, rất khéo tay và có lòng hiếu thảo

  • Bánh Chưng, bánh Giầy được chọn làm lễ tế Tiên Vương

– Kết quả

  • Lang Liêu được chọn nối ngôi vua vì chàng đã làm vừa ý Vua và nối được chí Vua.

c. Ý nghĩa truyện

  • Nhằm giải thích nguồn gốc của bánh Chưng, bánh Giầy.
  • Phản ánh thành tựu văn minh Nông nghiệp thời kì dựng nước
  • Đề cao lao động, đề cao nghề nông, đề cao lòng hiếu thảo.
  • Truyện có nhiều chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho truyện dân gian.