1. Từ trái nghĩa là gì?
– Là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
– Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
– Được sử dụng trong thế đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.
* Ví dụ:
“Dù ở gần con
Dù ở xa con
Lên rừng xuống bể
Cò sẽ tìm con
Cò mãi yêu con”.
2. Bài tập vận dụng
Bài 1 (trang 129 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Tìm những từ trái nghĩa trong các câu ca dao, tục ngữ sau:
– Chị em như chuối nhiều tàu,
Tấm lành che tấm rách, đừng nói nhau nhiều lơi.
=> Cặp từ: Lành – rách.
– Số cô chẳng giàu thì nghèo,
Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà.
=> Cặp từ: Giàu – nghèo.
– Ba năm được một chuyến sai,
Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê.
=> Cặp từ: Ngắn – dài.
– Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
=> Cặp từ: Sáng – tối.
Bài 2 (trang 129 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Từ | Cụm từ gốc | Từ trái nghĩa |
Tươi | Cá tươi | Cá ươn |
Hoa tươi | Hoa héo | |
Yếu | Ăn yếu | Ăn khỏe |
Học lực yếu | Học lực giỏi | |
Xấu | Chữ xấu | Chữ đẹp |
Đất xấu | Đất tốt |
Bài 3 (trang 129 sgk ngữ văn 7 tập 1)
– Chân cứng đá mềm
– Có đi có lại
– Gần nhà xa ngõ
– Mắt nhắm mắt mở
– Chạy sấp chạy ngửa
– Vô thưởng vô phạt
– Bên trọng bên khinh
– Buổi đực buổi cái
– Bước thấp bước cao
– Chân ướt chân ráo
Làm chủ kiến thức Ngữ văn 9 – Luyện thi vào 10 (Phần II)
Tác giả: Phạm Trung Tình