Nội dung bài viết
CUỘC ĐỜI NGUYỄN CÔNG TRỨ
Nguyễn Công Trứ (1778-1858), tự Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hi Văn, là một nhà thơ, nhà quân sự và kinh tế lỗi lạc trong lịch sử Việt Nam cận đại. Ông là con quan Đức Ngạn hầu Nguyễn Công Tấn, quê ở làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, nhưng sinh ra ở làng Quỳnh Côi, Thái Bình. Ngay từ thời tuổi trẻ hàn vi ông đã nuôi lí tưởng giúp đời, lập công danh, sự nghiệp:
Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông.
Sau ba lần đi thi, năm 1820, khi đã 42 tuổi, Nguyễn Công Trứ mới đỗ Giải nguyên, và từ đó bắt đầu con đường công danh đầy sóng gió, với rất nhiều những thăng trầm trong sự nghiệp. Ông được thăng quan thưởng tước nhiều lần vì những công lao trong quân sự và kinh tế, làm tới chức Thượng thư, Tổng đốc; nhưng cũng nhiều lần ông bị giáng phạt, thậm chí bị kết án trảm hậu, bị cách tuột làm lính thú… Năm 71 tuổi, ông nghỉ hưu với chức vụ Phủ doãn tỉnh Thừa Thiên.
Trong lịch sử văn học Việt Nam, Nguyễn Công Trứ chiếm một vị trí khá đặc biệt: sáng tác của ông để lại tuy không nhiều nhưng chứa đựng những vấn đề quan trọng, lí thú và phức tạp, là nguồn gốc của nhiều đánh giá, tranh luận trong nghiên cứu và phê bình văn học. Tác phẩm của ông chủ yếu thuộc thể loại hát nói và thơ Nôm, thể hiện một cuộc sống thanh bần, thích tự do, phóng túng, một tính cách ngang tàng, ngạo nghễ, một quan niệm xuất xử và hành lạc tưởng như mâu thuẫn nhưng lại rất thống nhất trong con người Nguyễn Công Trứ – một nhà Nho tài tử điển hình.
TÁC PHẨM NGUYỄN CÔNG TRỨ
I. THƠ NÔM
1. | Đi thi tự vịnh |
2. | Tự thuật |
3. | Vịnh cảnh nghèo |
4. | Than cảnh nghèo |
5. | Thế tình đối với cảnh nghèo |
6. | Khất nợ tổ tôm |
7. | Muộn thành đạt |
8. | Quân tử cố cùng |
9. | Hội gió mây |
10. | Thú ruộng vườn |
11. | Thú ẩn dật |
12. | Tương tư |
13. | Cảnh xa nhà |
14. | Trò đời |
15. | Thế tình đen bạc |
16. | Khuyên người đời |
17. | Vịnh nhân tình thế thái – Bài 1 |
18. | Vịnh sự đời |
19. | Trách người đời |
20. | Thế tình bạc bẽo |
21. | Đời người thấm thoắt |
22. | Tình cảnh làm quan |
23. | Cầm kì thi tửu |
24. | Vịnh văn võ |
25. | Vịnh cây vông |
26. | Uống rượu tự vịnh |
27. | Vịnh mùa đông |
28. | Cảm tác lúc về già |
29. | Thơ đề mo cau |
30. | Vịnh câu thông |
31. | Bản dịch bài Thu hứng của Đỗ Phủ |
II. HÁT NÓI
1. | Chí khí anh hùng |
2. | Chí nam nhi |
3. | Gánh trung hiếu |
4. | Có chí thì nên |
5. | Trên vì nước dưới vì nhà |
6. | Luận kẻ sĩ |
7. | Nợ tang bồng |
8. | Vô cầu |
9. | Con tạo ghen ghét |
10. | Chữ nhàn |
11. | Chơi xuân kẻo hết xuân đi |
12. | Cầm kỳ thi tửu – Bài 2 |
13. | Cầm kỳ thi tửu – Bài 3 |
14. | Thoát vòng danh lợi |
15. | Thích chí ngao du |
16. | Hành tàng |
17. | Yêu hoa |
18. | Chơi là lãi |
19. | Nhàn nhân với quý nhân |
20. | Ngất ngưởng |
21. | Kiếp nhân nhân |
22. | Cái già theo đuổi |
23. | Vịnh nhân tình thế thái – Bài 2 |
24. | Vịnh đồng tiền |
25. | Chữ tình |
26. | Tuổi già cưới hầu |
27. | Vịnh tiền Xích Bích |
28. | Vịnh hậu Bích Xích |
29. | Vịnh Thúy Kiều |
30. | Xuân |
31. | Hạ |
32. | Thu |
33. | Đông |
34. | Vịnh cảnh Hà Nội |
35. | Vịnh Hồ Tây |
36. | Vịnh Phật |
III. PHÚ
1. | Hàn Nho phong vị phú |
IV. THƠ CHỮ HÁN
1. | Thất thập tự do |
V. CÂU ĐỐI
1. | Câu đối |